Học tập đạo đức HCM

Đề cao cảnh giác cúm gia cầm A(H7N9) trong Tết

Thứ sáu - 31/01/2014 21:45
Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phát đi thông cáo chung về dịch cúm A(H7N9) đang bùng phát mạnh tại Trung Quốc.

Cúm H7N9 tiến sát biên giới Việt Nam

Trong thông cáo chung này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cùng nhấn mạnh: “Trong dịp Tết Nguyên đán, việc di chuyển đi lại của người dân cũng như việc tiêu thụ gia cầm đều tăng đáng kể, do đó cần có sự quan tâm đúng đắn. Nguy cơ phơi nhiễm với cúm gia cầm ở cả người và gia cầm đều cao hơn trong giai đoạn này. Chúng tôi khẳng định rằng gia cầm vẫn an toàn để tiêu thụ miễn là được chế biến đúng cách và nấu chín".

[Caption]

Từ khi bùng phát vào cuối tháng 4/2013 đến nay, cúm gia cầm A(H7N9) đã lây bệnh cho gần 250 người, 96 ca đã tử vong. Ảnh: Reuters. 

Hai Bộ trưởng khuyến cáo, thực hành vệ sinh tốt khi mua và chế biến các sản phẩm gia cầm là biện pháp hiệu quả nhất mà mọi người có thể làm để bảo vệ sức khỏe của họ.

Từ đầu năm đến ngày 28/1, Trung Quốc đã ghi nhận 96 ca nhiễm cúm A(H7N9), 19 trường hợp tử vong. Chưa có bằng chứng về lây truyền bền vững từ người sang người và khả năng lây lan của virus này trong phạm vi cộng đồng là thấp. 
Trung Quốc vừa ghi nhận trường hợp cán bộ y tế đầu tiên tử vong do chủng cúm này là một bác sĩ ở Thượng Hải. Điều này gây quan ngại rằng virus có thể lan truyền từ người sang người. Bệnh nhân không có tiền sử tiếp xúc gia cầm mà có thể đã điều trị bệnh nhân bị viêm phổi trước đó. Các nhà chức trách đang cố gắng điều tra nguồn gốc nhiễm bệnh trường hợp này. Điều này trở nên nghiêm trọng nếu như không tìm thấy bằng chứng bệnh nhân có tiếp xúc gia cầm.

Đến nay vẫn chưa phát hiện virus cúm A(H7N9) tại Việt Nam ở cả người và gia cầm.

Bộ Y tế Việt Nam đã kích hoạt tất cả các cấp của hệ thống y tế trên toàn quốc và tăng cường giám sát nhằm đảm bảo phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm Cúm Quốc gia tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang sẵn sàng tiếp nhận các mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán virus cúm A(H7N9) trên người.

Các bệnh viện và nhân viên y tế đã được chỉ đạo tăng cường các công tác phòng chống và kiểm soát lây nhiễm, báo cáo và theo dõi chặt chẽ các bệnh nhân bị nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng. Các cơ sở y tế đã được đôn đốc việc chuẩn bị thuốc men, trang thiết bị và phòng cách ly, sẵn sàng cho việc điều trị bệnh nhân.

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành những chỉ thị về việc triển khai các biện pháp ngăn ngừa khẩn cấp tất cả các virus cúm gia cầm: H5N1, H7N9 và H10N8. Bộ đang thắt chặt kiểm dịch vệ sinh tại các chợ bán gia cầm sống và tăng cường nỗ lực kiếm soát buôn bán gia cầm trái phép tại các khu vực biên giới.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc đang hỗ trợ trong việc giám sát, xét nghiệm chẩn đoán và truyền thông nguy cơ. Tiến sỹ Takeshi Kasai, trưởng đại diện WHO tại Việt Nam và ông Jong Ha Bae, trưởng đại diện FAO tại Việt Nam cùng tuyên bố: “Mặc dù virus cúm A(H7N9) chưa được phát hiện tại Việt Nam, chúng tôi kêu gọi việc đề cao cảnh giác hơn nữa trong dịp Tết Nguyên đán”.

Các tổ chức khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa như: rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch, ăn các thực phẩm gia cầm nấu chín. Khi đến các chợ gia cầm sống nên sử dụng thiết bị bảo hộ đúng cách (găng tay, mặt nạ, quần áo bảo hộ).

Bệnh nhân nhiễm virus cúm A(H7N9) có các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp cấp tính, có thể tiến triển nhanh, trầm trọng và dễ dẫn đến tử vong. Do đó, những người có triệu chứng về hô hấp cấp tính, sốt, ho và khó thở nên đi khám và được điều trị ngay.

Nam Phương

Nguồn  vnexpress.net
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm106
  • Hôm nay21,029
  • Tháng hiện tại214,416
  • Tổng lượt truy cập85,121,452
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây