Học tập đạo đức HCM

Để nông sản Việt thoát vòng luẩn quẩn “được mùa, mất giá”

Thứ hai - 26/06/2017 22:26
Nhiều loại nông sản đã liên tiếp bị rớt giá mạnh trong những ngày gần đây. Gần đây nhất, ở các tỉnh phía Nam, thương lái trả giá rất rẻ, chưa đầy 2.000/ kg. Nhiều nông dân lại kêu gọi công đồng “giải cứu”chuối.
Vế vấn đề nông sản liên tục được mùa rớt giá, phóng viên báo Tin Tức đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc quy hoạch lại vùng trồng để hạn chế điệp khúc “được mùa, rớt giá”

Ông Nguyễn Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Ảnh: H.V 

Ông đánh giá như thế nào về việc nông sản  Việt Nam liên tục được mùa rớt giá trong thời gian qua? 

Thứ nhất phải khẳng định tốc độ và năng lực sản xuất của nông nghiệp Việt Nam nhanh hơn so với nhu cầu của thị trường, dẫn đến tình trạng thừa cung. Muốn không vênh sản xuất cung và cầu cần có hợp đồng liên kết và tiêu thụ, nhưng số lượng hợp đồng liên kết rất ít. Trong khi đó, doanh nghiệp chưa dám đầu tư sâu, vẫn còn tình trạng “bẻ kèo” giữa nông dân và DN. Thiếu hành lang pháp lý đầy đủ trong liên kết do có quá nhiều hộ nông dân tham gia trong liên kết… điều này dẫn đến tình trạng nông dân vẫn sản xuất theo kiểu “phong trào”. 

Bên cạnh đó, thị trường nông sản của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, đây cũng là thị trường phù hợp đối với nông sản Việt, nhưng xuất khẩu chính ngạch lại chưa khơi thông được nhiều, chủ yếu là biên mậu. Khi Trung Quốc có hành lang tự bảo vệ với những mặt hàng mà họ không có lợi thế cạnh tranh bằng mệnh lệnh hành chính hoặc phi hành chính sẽ gây bất lợi cho nông sản Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, phá vỡ quy hoạch, không theo tín hiệu thị trường là nguyên nhân khiến nông sản rớt giá. Ông đánh giá như thế nào về ý kiến này?

Tôi cho rằng, không thể cứ được mùa mất giá là đổ lỗi cho vỡ quy hoạch. Quỹ đất là có hạn và đã phân bố hết cho từng loại cây trồng. Rõ ràng, không phải tất cả các cây trồng khi xảy ra tình trạng thừa cung đều là do nguyên nhân vỡ quy hoạch. 

Về lâu dài, quy hoạch cũng chỉ mang tính định hướng, không thể quy hoạch “cứng” hoàn toàn. Mặt khác, khi có tín hiệu thị trường tốt, phải để cho dân sản xuất, không thể áp quy hoạch cứng nhắc. 

Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần có hợp đồng kinh tế vững chắc giữa DN trong nước với đối tác nước ngoài, giữa nông dân với DN để tìm ra được tín hiệu thị trường và tiêu thụ ổn định cho dân.

Do giá chuối thấp, trong khi công thu hoạch cao nên nhiều hộ dân để chuối chín rục tại vườn. Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN 

Thực tế hiện nay, đã có quy hoạch cây con chủ lực nhưng nông dân vẫn phá vỡ quy hoạch, về phía cơ quan nhà nước có cơ chế gì để xử lý vấn đề này?

Hiện nay, chúng ta không có cơ sở để thực hiện các mệnh lệnh hành chính, chỉ khi chính sách bảo hiểm ra đời và thực hiện ký kết bảo hiểm thì những người nào không thực hiện trong quy hoạch sẽ không được chế độ bảo hiểm, khi rủi ro thị trường thì nông dân phải chịu. Lúc đó, người dân mới có thể nhận thức một cách đầy đủ về ý nghĩa của việc quy hoạch. 

Rõ ràng hiện nay, người nông dân phá quy hoạch là do họ cũng đang mông lung, không biết nên trồng gì, chủ yếu là bắt chước lẫn nhau. Thứ hai, thông tin quy hoạch hiện nay còn chậm, dẫn đến tình trạng địa phương không biết thực hiện theo quy hoạch gì, địa phương nào cũng nghĩ mình đang nằm trong quy hoạch. 

Sắp tới đây, từ quy hoạch tổng của Trung ương, các địa phương cần có các quy hoạch chi tiết xuống cấp huyện, cấp xã và giao chỉ tiêu, định hướng cho lãnh đạo các cấp trực tiếp quản lý,  để có thể định hướng cho người dân không phá quy hoạch. 

Thứ hai, cần phải nghĩ đến các chính sách ưu tiên khuyến khích của nhà nước. Vùng có quy hoạch cây trồng thì cần đầu tư cơ sở hạ tầng điện nước, thủy điện, kho bãi, chế biến theo cây trồng đó. Khi nông dân trồng sai quy hoạch, với thiết chế hạ tầng không phù hợp nông dân phải chịu. Còn dùng mệnh lệnh hành chính thì hiện tại chúng ta không dùng và tương lai chúng ta cũng không dùng.

Vậy Bộ NN&PTNT  có những giải pháp gì để quy hoạch lại vùng trồng, thưa ông?

Từ các bài học vừa qua, các cơ quan cũng phải rút kinh nghiệm trong việc nhanh chóng điều chỉnh các quy hoạch một cách linh hoạt, để xuất với nhà nước không cứng nhắc trong việc thực hiện phê duyệt quy hoạch. Khi tín hiệu thị trường tốt, chúng ta nhanh chóng có biện pháp tuyên truyền xuống địa phương, để địa phương biết và điều chỉnh quy hoạch. 

Thứ hai là thông tin thị trường kịp thời, để địa phương xác định tăng hoặc giảm quy mô sản xuất, hướng dẫn nông dân cho phù hợp. 

Thứ ba, Bộ NN&PTNT xác định cần phải xây dựng thành công ba trục sản phẩm để tạo đột phá. Cụ thể, nhóm thứ nhất là sản phẩm chủ lực quốc gia gồm những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên.

Nhóm thứ hai là các sản phẩm cấp tỉnh, Bộ sẽ cùng với các tỉnh phối hợp xây dựng những vùng nguyên liệu, xác định những đối tượng lợi thế của từng tỉnh, từ đó tập trung nhóm giải pháp tổng thể vào để đưa những mặt hàng này thành những mặt hàng chủ lực của địa phương, ví dụ như vải thiều Bắc Giang, nhãn lồng Hưng Yên, na dai Lạng Sơn, xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp)…tới đây sẽ được xây dựng theo hướng mỗi địa phương có 1 - 2 sản phẩm chủ lực.

Cuối cùng, nhóm sản phẩm vùng miền, gồm những đặc sản nhưng có quy mô nhỏ, sẽ được xây dựng và phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới ở xã theo mô hình “mỗi làng, xã một sản phẩm”.

Hiện Bộ đã chỉ đạo Cục Trồng trọt xác định các sản phẩm chủ lực Quốc gia để từ đó Nhà nước có chính sách hỗ trợ.  
 
H.V/Báo Tin Tức
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập753
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại788,717
  • Tổng lượt truy cập93,166,381
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây