Học tập đạo đức HCM

Đi bắt "con trơn" chơi chơi mà nông dân Cố đô bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày

Thứ ba - 18/07/2017 19:33
Hằng năm cứ vào mùa cày bừa (khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 dương lịch), nông dân một số xã của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) lại đổ ra đồng bắt cá trạch. Chỉ với những chiếc đó đơn giản đặt bẫy bắt loài da trơn này mà nhiều hộ dân ở địa phương này có thể "bỏ túi" tiền triệu mỗi ngày.

Theo những người săn cá chạch ở huyện Kim Sơn, cá chạch ngày thường rất khó bắt và nếu bắt được cũng chẳng được bao nhiêu, nhưng khi vào mùa cày, bừa (chuẩn bị vào mùa vụ sản xuất mới) chạch mới béo vào xuất hiện nhiều hơn. Nắm được quy luật này, nhiều nông dân ở huyện Kim Sơn đã tìm săn bắt và kiếm bộn tiền mỗi ngày.

 di bat 'con tron' choi choi ma nong dan co do bo tui ca trieu dong moi ngay hinh anh 1

Chỉ cần mua ít lưới cước và một số cành tre, các nông dân ở huyện Kim Sơn đã có thể làm ra các chiếc bẫy bắt chạch rất hiệu quả.

Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, anh Phạm Văn Trường (40 tuổi) ở xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, một thợ đặt đó bắt cá chạch đồng chuyên nghiệp ở huyện Kim Sơn cho hay: “Cá chạch chủ yếu sống và chui dưới bùn, loài này có da trơn nên bắt chúng bằng tay rất khó. Để bắt cá chạch được nhiều, chúng tôi hay bẫy chúng bằng đó ở các kênh mương, đồng ruộng."Mỗi lần cắm đó tôi bắt được vài chục cân chạch và các loài khác như cua, ếch, lươn. Đáng nói hơn là sản phẩm thu bắt về tới đâu là có lái buôn vào thu mua hết với giá cao. Tính ra, mỗi ngày tôi có thu nhập lên đến cả triệu đồng" - anh Trường tiết lộ.

 di bat 'con tron' choi choi ma nong dan co do bo tui ca trieu dong moi ngay hinh anh 2

Để bắt được nhiều chạch, bằng kinh nghệm của mình, nông dân tìm đến các khu ruộng, kênh có sẵn chạch để đặt, cắm đó.

 Với hơn 20 năm kinh nghiệm đi bắt cá chạch, vào mùa cá, trung bình mỗi ngày ông Đoàn Văn Thành (55 tuổi) ở xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn cắm đó được 20kg-30kg chạch đồng. “Mỗi ngày cắm 200 chiếc đó, tôi có thu trên 1 triệu đồng là chuyện bình thường"- ông Thành chia sẻ.

 di bat 'con tron' choi choi ma nong dan co do bo tui ca trieu dong moi ngay hinh anh 3

 Anh Trường, một thợ săn chạch đồng ở xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn cho biết, chỉ với các dụng cụ đơn giản, dễ kiếm như lưới cước, cành tre, các dây thép nhỏ (dây dùng để buộc đó), nhiều nông dân có thể làm đó bắt chạch, kiếm cả triệu đồng mỗi ngày.

“Có thời điểm chạch nhiều, tôi trúng đậm 5 - 6 triệu đồng/ngày. Nghề bắt chạch đồng sạch này đơn giản, nhàn hạ mà có thu nhập gấp nhiều lần nghề khác" - ông Thành tâm sự. 

 di bat 'con tron' choi choi ma nong dan co do bo tui ca trieu dong moi ngay hinh anh 4

Cận cảnh sản phẩm chạch đồng do nông dân huyện Kim Sơn bẫy được sau một đêm cắm đó.

Anh Nguyễn Văn Trinh, một thương lái thu mua cá chạch trong huyện cho biết, cá chạch cùng với các loài khác như lươn, ếch, rắn... là đặc sản của đồng quê Kim Sơn được thị trường trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng. "Có thời điểm vào vụ, tôi thu mua cho bà con cả tấn chạch và các loài đặc sản đồng ruộng khác mà vẫn không đủ cung cấp cho thị trường" - anh Trinh chia sẻ.

 di bat 'con tron' choi choi ma nong dan co do bo tui ca trieu dong moi ngay hinh anh 5

 Chạch đồng sau khi được nông dân bẫy về sẽ được lái buôn vào tận nhà thu mua.

 di bat 'con tron' choi choi ma nong dan co do bo tui ca trieu dong moi ngay hinh anh 6

Vào mùa bắt chạch đồng, trung bình mỗi kg chạch được nông dân bẫy về sẽ được lái buôn thu mua với giá 60.000 đồng đến 70.000 đồng/kg, tùy loại, kích cỡ.

theo bao danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Hôm nay20,815
  • Tháng hiện tại1,264,085
  • Tổng lượt truy cập88,619,155
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây