Học tập đạo đức HCM

Địa chỉ học nuôi rắn mối kiếm bạc triệu

Thứ ba - 19/02/2013 19:13
Sau khi thất bại với việc nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm, năm 2010, chị Trần Thoại Phương (thôn Phước Tân, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa) vào Đồng Nai học kinh nghiệm nuôi rắn mối.

 

Giờ đây, trang trại của chị cung cấp rắn mối cho khắp các tỉnh thành trong cả nước, mỗi năm thu nhập hàng chục triệu đồng từ bán rắn mối thịt và rắn giống.

Chị Phương cho biết, hiện nay, trang trại của chị có khoảng 10.000 con rắn mối. Ưu điểm của rắn mối là dễ ăn, không dịch bệnh, kỹ thuật chăm sóc đơn giản... Đặc biệt, rắn mối có đầu ra ổn định. Chị Phương nuôi theo mô hình chuồng khép kín (nửa mát, nửa nắng). Để tránh cho rắn mối khỏi ra ngoài, chị dựng tôn từ dưới đất lên cao khoảng 60cm, phía trên bảo quản bằng lưới.

Chị Phương kiểm tra rắn mối.

Theo chị Phương, mỗi năm rắn mối đẻ 2 lần, mỗi lần đẻ từ 10 - 15 con. Từ khi thả vào cho đến khi xuất bán là 4 tháng. Mỗi ngày cho ăn 1 lần. Thức ăn chủ yếu là cám, cào cào, cá tạp, chuối, cơm nguội, thịt băm nhỏ. Thị trường đang có nhu cầu thịt rắn mối rất lớn. Nhiều nhà hàng, khách sạn liên hệ mua sản phẩm của trang trại nhưng chị không đủ để cung cấp.

Hiện nay, giá bán loại 30 con/kg là 400.000 đồng/kg, sơ chế 450.000 đồng/kg, giá bán con giống từ 14.000 - 15.000 đồng/con. Mỗi tháng, chị xuất 1.000 con rắn mối giống, sau khi trừ các khoản chi phí, nhân công, vật tư, chị vẫn còn 10 triệu đồng. "Tuy chưa thật giàu có, nhưng từ ngày nuôi rắn mối kinh tế gia đình tôi không còn khó khăn như trước" - chị Phương cho biết.

Chị tiết lộ thêm, trong năm 2013 này, chị sẽ mở rộng trang trại quy mô khoảng 100m2 để thả 20.000 con rắn mối.

Ông Nguyễn Văn Huỳnh - Chủ tịch Hội ND xã Phước Đồng cho biết, Hội đang chọn mô hình nuôi rắn mối chị Phương là mô hình điểm để hội viên ND trong xã đến học tập kinh nghiệm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập640
  • Hôm nay82,670
  • Tháng hiện tại818,780
  • Tổng lượt truy cập93,196,444
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây