Học tập đạo đức HCM

Điêu đứng vì nhím

Thứ hai - 24/06/2013 23:02
Vài năm trước, nhím là vật nuôi “thời sự” nên nhiều hộ dân ở Lâm Đồng đã tìm nuôi và coi đó là cách làm ăn hiệu quả. Tuy nhiên, chính vì lợi nhuận quá cao, các hộ đua nhau phát triển dẫn đến “khủng hoảng thừa”, nhím giảm giá. Và đến nay, nuôi nhím thực sự trở thành gánh nặng đối với nhiều gia đình.

Ở thôn 9, xã Lộc Thành (Bảo Lâm), ai cũng biết ông Phạm Xuân Hiển, chủ trại nhím giống Minh Quang bởi ông là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi nhím và cũng là người nuôi nhiều nhất. Trại nhím của ông Hiển được xây dựng trên diện tích 100m2 với hai dãy chuồng. Nhưng khi chúng tôi đến thăm, chuồng không còn con nhím nào mà chỉ thấy ông nuôi chim trĩ. Ông Hiển cho biết, đàn nhím từng giúp ông xây nhà xây cửa, mua sắm xe hơi đã được “bán tống, bán tháo” vào năm 2011. 

“Gia đình tôi nuôi nhím từ năm 1999. Ban đầu chỉ là nuôi chơi, không hy vọng hiệu quả. Về sau, tôi nhận thấy nghề nuôi nhím có thể cho thu nhập cao nên mạnh dạn đầu tư tăng đàn lên 100 con nhím bố mẹ và gắn bó với nghề này cho đến năm 2011”, ông Hiển chia sẻ. 

Ông Hiển cho biết thêm: “Năm 2009 - 2010 là thời điểm nhím “sốt” giá nhất. Một cặp nhím tơ có thể bán dễ dàng với giá 10 - 15 triệu đồng; một cặp nhím bố mẹ giá 38 - 40 triệu đồng; nhím thương phẩm 800.000 đồng/kg. Giá cao thế, mà vẫn không có đủ nhím để bán, khách đến đặt hàng liên tục”.

Anh Quách Văn Thủy, trú tại thôn Trấn Phú (xã Gia Viễn - huyện Cát Tiên), người đang nuôi 100 con nhím phân trần: “Hiện, giá nhím đang xuống quá thấp. Gia đình tôi cũng đang cố nuôi cầm chừng, đợi khi nào được giá thì bán”. 

Tương tự, gia đình bà Đinh Thị Minh Hy ở khu phố 8 và gia đình ông Đào Hồng Ích ở khu phố 4, thị trấn Đạ M’ri (huyện Đạ Huoai) cũng đang lâm vào tình cảnh khá bi đát. Bà Hy cho biết: “Bây giờ giá nhím giảm xuống quá thấp, chỉ còn 1,5 - 2 triệu đồng/cặp nhím giống; 100.000 - 200.000 đồng/kg nhím thương phẩm mà vẫn không có người mua, vì thế gia đình tôi đang lâm vào cảnh khó khăn chồng chất”. 

Về xã Đạ M’ri (huyện Đạ Huoai), đi đâu hỏi nuôi nhím người dân cũng lắc đầu. Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, người nuôi nhím đầu tiên trong xã thì hiện tại, toàn xã chỉ còn 11 gia đình nuôi nhím, với tổng đàn trên dưới 200 con. Ông Sơn buồn rầu nói: “Các hộ đang phải “kế hoạch hóa sinh sản” cho nhím vì chuồng trại đã chật kín, nhím không bán được, kể cả nhím giống lẫn nhím thịt, thành thử ai cũng lao đao. Nhiều gia đình bí bách quá đã phải mang nhím về TP.Hồ Chí Minh bán, song vẫn không ăn thua”.

Được biết, trước đó hầu hết các hộ nuôi nhím ở đây đều phải vay vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua con giống, hộ vay ít thì 30 triệu đồng, vay nhiều lên tới 100 triệu đồng, như gia đình anh Hồ Minh Hoài Bảo vay 100 triệu đồng để đầu tư nuôi nhím, lãi suất 15%/năm, cộng thêm chi phí thức ăn cho 27 con nhím, trung bình hết 1 triệu đồng/tháng, vị chi cả năm hết 12 triệu đồng. Đáng nói là đến giờ, gia đình anh vẫn chưa thu được đồng nào từ nghề nuôi nhím. 

Trao đổi với phóng viên, bà Hoàng Công Hoài Nam, Trưởng phòng Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng) cho biết: “Toàn tỉnh hiện có 391 hộ nuôi nhím. Chúng tôi đang có kế hoạch mở một số lớp tập huấn cho các hộ chăn nuôi trong tỉnh (gồm cả nuôi nhím) và thành lập các câu lạc bộ chăn nuôi để tạo kênh liên lạc giữa các hộ với nhau, nhằm tránh tình trạng thiếu thông tin về giá cả cũng như thị trường tiêu thụ. Chúng tôi cũng mong muốn có được một dự án đầu tư để quản lý chặt chẽ hơn nữa, tạo đầu ra ổn định cho người chăn nuôi”.

 

Theo TS. Võ Văn Sự, Chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn Động vật quý hiếm Việt Nam, việc thua lỗ của nhiều hộ nuôi nhím ở nhiều nơi trên cả nước là thực trạng đã được cảnh báo nhiều lần. Thực tế thấy, việc nuôi nhím ồ ạt mà không tính đến đầu ra đã tạo nên giá trị ảo của nhím. Khi giá con giống trở về giá trị thực thì những người nuôi phải chịu thiệt thòi. Bài học này cũng tương tự như những đổ vỡ từ nuôi hươu, kỳ đà, kỳ nhông, ốc sên, kiến đen, rết, bò cạp, dế… của nông dân miền Bắc những năm trước.

 

Hàn Chu
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập472
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm471
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại846,521
  • Tổng lượt truy cập93,224,185
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây