Học tập đạo đức HCM

Đồng lúa “kiêng” thuốc BVTV

Thứ sáu - 25/04/2014 22:14
Riêng mô hình SRI được thực hiện tại Hà Nội có thể tiết kiệm khoảng 30 - 40% lượng nước tưới. Năng suất tăng khoảng 20%.
 
Đồng lúa kiêng thuốc BVTV
Tham quan hệ thống canh tác lúa cải tiến ở xã Đại Nghĩa


Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) phòng chống biến đổi khí hậu (BĐKH) mang lại hiệu quả SX cao ở xã Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã được Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng khen ngợi và đề nghị các địa phương khác học tập.

15 vụ mùa thắng lợi

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng dẫn đầu vừa tham quan hệ thống canh tác lúa cải tiến phòng chống BĐKH ở xã Đại Nghĩa. “Khoa học”, “tiến bộ”, “hiệu quả cao” là những từ được đa số đại biểu tham dự nhận xét về mô hình này.

Vốn là một làng nghề có truyền thống trồng dâu nuôi tằm, dệt vải và thêu ren xuất khẩu, nhưng từ khi Liên Xô tan rã, hoạt động kinh tế của bà con xã Đại Nghĩa chủ yếu dựa vào SX nông nghiệp. “Mất mùa, thiên tai, địch họa… hoành hành thường xuyên. Sản lượng lúa thu được chỉ đủ đảm bảo cho người dân ăn no, còn muốn có cuộc sống khấm khá thì khó lắm”, ông Lê Ngọc Thạch, Chủ nhiệm HTXNN Đại Nghĩa chia sẻ.

Nhưng đó là câu chuyện của những năm 2005 trở về trước. Bây giờ, mọi thứ đã đổi khác, toàn bộ 180 ha đất nông nghiệp (2 vụ lúa, 1 vụ màu) của xã đều đã dồn diền đổi thửa. Mặt ruộng san phẳng lì. Đường nội đồng rộng thênh thang, thẳng như kẻ thước. Xe ô tô có thể chạy bon bon đến từng thửa ruộng. Hệ thống thủy lợi nội đồng được chỉnh trang khoa học, cấp nước và rút nước đều tốt.

Tại Hà Nội, hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI được triển khai đầu tiên tại xã Đại Nghĩa từ năm 2006. Nhờ sự giúp đỡ của Chi cục BVTV Hà Nội, trước đó Chủ nhiệm HTX Lê Ngọc Thạch được tổ chức Oxfam mời sang Mỹ tham quan mô hình canh tác lúa phòng chống BĐKH.

Ông kể: “Mới đầu, tôi thấy kỹ thuật thâm canh lúa của người Mỹ lạ lẫm lắm. Bà con mình xưa nay vẫn quen cấy 50 - 60 khóm mạ/m2. Mỗi khóm từ 3 - 5 dảnh. Đằng này họ chỉ cấy 1 dảnh với tổng số 30 - 35 cây mạ/m2. Thế mà năng suất, sản lượng lại rất cao, đặc biệt là hiếm gặp sâu bệnh. Lúc đó, tôi ước quê hương mình cũng có một cánh đồng như vậy”.

Quyết tâm của ông Thạch được Chi cục BVTV, Trạm BVTV huyện Mỹ Đức tiếp sức bằng việc hỗ trợ kỹ thuật, giống và vật tư nông nghiệp để xây dựng mô hình. Tuy nhiên “bà con chưa nhìn thấy hiệu quả thì chưa tin. Họ bảo ông cán bộ giỏi thì cứ làm trước đi rồi chúng tôi nhìn vào đó học theo”.

Trước lời hứa của ông Chủ nhiệm HTX: “Nếu thất bại HTX sẽ đền bù bằng sản lượng lúa trung bình của địa phương”. Thế là, một nhóm nòng cốt quy tụ những nông dân ưu tú có tư tưởng tiến bộ nhất đã tham gia mô hình với diện tích 4 ha.

Bà con cấy mạ non 1 dảnh (mạ được 2,5 - 3 lá) với mật độ thưa; cấy nông, nhẹ tay, tránh làm tổn thương bộ rễ. Ông Thạch cho biết: “Khoảng trống nhiều giữa các khóm lúa giúp cho cây tăng khả năng quang hợp, đẻ nhiều nhánh và hạn chế tối đa bệnh khô vằn, đạo ôn. Trước đây bà con cấy dày, mỗi vụ phải phun 2 - 3 lần thuốc, thiên địch chết hết. Sâu bọ sinh sôi chóng mặt cắn nát lá lúa. Nhưng bây giờ, nhiều nông dân không phải phun thuốc BVTV mà cây vẫn giữ nguyên bộ lá gừng đến khi chín”.

Lượng giống sử dụng để gieo cấy 1 sào lúa chỉ mất 0,5 kg, giảm gần 70% so với trước đây (khoảng 1,5 kg/sào). Mặt khác, số gốc cây trên một đơn vị diện tích giảm, cây hút được nhiều dưỡng chất trong đất hơn. Từ đó giảm lượng phân bón khoảng 20%. Lượng khí mê tan phát thải từ môi trường đất ra môi trường không khí cũng ít hơn.

Ruộng nứt chân chim lúa mới tốt

Về quy trình quản lý nước, thay vì giữ nước chân ruộng trong suốt mùa vụ, bà con tổ chức rút cạn nước trong thời gian lúa đẻ nhánh (10 - 15 ngày sau khi cấy) cho nền ruộng nứt nẻ chân chim.

Ông Thạch giải thích: “Đất có nứt thì mới nhiều khí oxy, rễ cây lúa không ăn ngang mà ăn sâu xuống để hút chất dinh dưỡng. Như thế thân cây cứng cáp hơn, gió giật mạnh vẫn đứng thẳng mà hạn hán cũng không sợ, vì nó đã quen sống ở môi trường thiếu nước rồi. Đến thời kỳ làm đòng, chúng tôi bơm nước vào để lúa phân hóa đòng thuận lợi, sau đó lại rút kiệt khi hạt lúa chắc xanh để giữ độ cứng của cây.

“Cùng một giống lúa Khang dân 18, trung bình 1 bông lúa canh tác thông thường chỉ cho khoảng 100 hạt chắc. Nhưng, thâm canh cải tiến theo hệ thống canh tác SRI có thể đạt 180 - 200 hạt/bông. Từ năm 2008, mô hình đã được mở rộng lên quy mô toàn xã”, ông Thạch chia sẻ.

Suốt 15 vụ mùa liên tiếp thắng lợi nhờ ứng dụng SRI, anh Nguyễn Quang Toàn, nông dân thôn Văn Giang, xã Đại Nghĩa hồ hởi: “5 sào ruộng nhà tôi năm nào cũng đạt năng suất vượt trội, chẳng bao giờ thấy cây đổ. Sâu bệnh cũng hiếm gặp nên không phải sớm hôm lọ mọ phun thuốc BVTV độc hại. Ăn hạt gạo sạch bệnh mình làm ra yên tâm lắm”.

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết: Kết quả nghiên cứu, đo lường 17 mô hình ứng dụng SRI trên phạm vi cả nước cho thấy, trung bình lượng nước tưới có thể giảm tới 20% nhưng vẫn đảm bảo năng suất tăng trung bình 10% so với kỹ thuật canh tác thông thường. Lượng khí mê tan phát tải ra môi trường cũng giảm khoảng 20 - 25%.

Còn theo ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội thì riêng mô hình SRI được thực hiện tại Hà Nội có thể tiết kiệm khoảng 30 - 40% lượng nước tưới. Năng suất tăng khoảng 20%.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng:

"Cần phải hiểu đây là một hệ thống canh tác lúa cải tiến. Bởi nó được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ kỹ thuật thâm canh mà còn cơ chế chính sách (dồn điền đổi thửa, quy hoạch thủy lợi nội đồng, hỗ trợ, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân...). Mô hình là căn cứ để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, hạn chế được nhiều rủi ro trong SX.

Kết quả có ý nghĩa nhất là thay đổi được tư duy canh tác nông nghiệp của nông dân, biến đồng đất SX kém hiệu quả thành vùng hàng hóa sạch, nâng cao thu nhập cho bà con, giúp họ ngày càng gắn bó với đồng ruộng".

Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập195
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại217,431
  • Tổng lượt truy cập90,280,824
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây