Học tập đạo đức HCM

Đưa cây thanh long về đất Hòa Bình

Thứ hai - 04/03/2013 02:16
Bằng vườn thanh long tươi tốt với trên 350 gốc, ông Vũ Tuấn Khích (xóm Giếng, xã Hợp Thành, Kỳ Sơn, Hòa Bình) đã chứng minh được thanh long hoàn toàn có thể trồng tại đất Bắc.

Đến nay vừa tròn 30 tháng kể từ ngày những hom thanh long ruột đỏ đầu tiên được đặt xuống đất Kỳ Sơn. Ông Khích năm nay đã tròn 70 tuổi, vốn là một cựu chiến binh, một nhà giáo về hưu. Năm 2000, nhờ truyền hình mà ông Khích biết đến mô hình trồng thanh long ruột đỏ thành công tại xã Kim Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Vốn tính tò mò và ham học hỏi, năm 2009, ông Khích đã quyết định tìm đến tận Thạch Thất để học hỏi kinh nghiệm và mua giống thanh long về trồng tại đất Kỳ Sơn.

Ông Khích chăm sóc cây thanh long.

Ông Khích đã đầu tư khoảng 50 triệu đồng để làm cột trụ và mua phân bón cho thanh long. Vốn đầu tư trồng không hề nhỏ, bù lại, quá trình trồng và chăm sóc thanh long lại rất dễ dàng. Trường hợp cây bị vàng hoặc thối lá, chỉ cần cắt bỏ phần lá đã mắc bệnh là cây có thể phát triển bình thường.

Sau 4 năm, thanh long sẽ cho thu hoạch ổn định. Do điều kiện địa lý, quả thanh long ruột đỏ được trồng tại miền Bắc có trọng lượng nhỏ hơn so với thanh long được trồng tại miền Nam và Nam Trung Bộ. Mỗi quả thường có trọng lượng trung bình từ 400-500 gam. Nhưng theo đánh giá của ông Khích, thanh long được trồng tại đất Bắc có độ ngọt hơn và thơm hơn so với thanh long của các khu vực khác. Trung bình một gốc cho 4 - 5kg quả trên một lần thu hoạch. Giá bán thanh long dao động trong khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Mới chỉ cho hai lần thu hoạch nhưng nhiều người dân đã tỏ ra ưa chuộng sản phẩm thanh long của gia đình ông. Ông Nguyễn Văn Tâm- Phó Chủ tịch xã Hợp Thành nhận định: “Chúng tôi nhận thấy mô hình này hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai tại Hòa Bình”.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập375
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm374
  • Hôm nay52,146
  • Tháng hiện tại827,424
  • Tổng lượt truy cập92,001,153
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây