Học tập đạo đức HCM

Dùng thuốc trừ sâu thảo dược tự phát

Thứ ba - 24/10/2017 23:34
Với ưu điểm không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại cho người chăm sóc, giá thành rẻ, một số hộ dân ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã dùng thuốc trừ sâu thảo dược tự chế để chăm sóc cây có múi.

Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này có hiệu quả thực sự hay không, cần có sự đánh giá của cơ quan chuyên môn.

Gia đình chị Phạm Thị Thơi là một trong những hộ dân đầu tiên ở thôn Chể, xã Phượng Sơn đưa thuốc trừ sâu thảo dược vào chăm sóc vườn cây có múi rộng gần 1ha gồm các loại cam ngọt, cam lòng vàng, bưởi da xanh, bưởi ngọt của gia đình mình.

14-10-22_img_1976
Chị Phạm Thị Thơi sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược phòng trừ các đối tượng sâu gây hại trên vườn cam của gia đình

Chị Thơi cho biết, cách đây gần hai năm, gia đình chị cùng một số hộ trong thôn được một giáo sư chuyên ngành nông nghiệp trong Nam ra phổ biến cách làm thuốc trừ sâu thảo dược để áp dụng vào chăm sóc cây ăn quả. Nhận thấy việc sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược có nhiều ưu điểm nên vợ chồng chị Thơi đã quyết định áp dụng ngay vào chăm sóc vườn cam, bưởi nhà mình.

Theo đó, gia đình chị đã mua nguyên liệu về ngâm ủ, tạo thuốc trừ sâu thảo dược rồi phun thuốc khảo nghiệm trên cây cam, bưởi. Kết quả, thuốc trừ sâu tự tạo đã “đánh” được hầu hết các loại sâu gây hại trên cây có múi như: sâu vẽ bùa, sâu ăn lá, rầy chổng cánh, nhện đỏ…

Vui mừng với kết quả đạt được, từ đó đến nay, gia đình chị Phơi đã sử dụng hoàn toàn thuốc trừ sâu thảo dược thay thế cho thuốc BVTV hóa học. Theo chị Thơi, các nguyên liệu để làm thuốc trừ sâu thảo dược rất dễ mua gồm: ớt, gừng, tỏi, riềng, quế, mật nhân, mùi tạp, thuốc lào và rượu. Tất cả được giã ra, trộn lẫn với nhau và ngâm rượu 1 tháng là sử dụng được.

Ưu điểm của thuốc BVTV này là không độc hại cho người trồng, chăm sóc cây ăn quả và người sử dụng sản phẩm; giảm chi phí sản xuất. Ngoài việc phòng trừ sâu gây hại trên cây ăn quả còn sử dụng tốt cho rau. Đặc biệt là khi sử dụng thuốc trừ sâu này không cần phải có thời gian cách li như thuốc BVTV hóa học; đỡ nhiều mùi hóa chất gây ô nhiễm môi trường và không có vỏ bao bì nên không phải xử lý sau khi phòng trừ sâu gây hại.

Huyện Lục Ngạn hiện có gần 22.700 cây ăn quả các loại, trong đó có 16.293ha vải thiều, gần 5.300ha cam, bưởi; 825ha nhãn và 333ha táo, ngoài ra còn một số loại cây trồng khác. Mỗi năm người dân trong huyện phải sử dụng một lượng thuốc BVTV rất lớn. Nếu việc sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược thực sự có nhiều ưu điểm thì sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người SX cũng người tiêu dùng.

Gần đó, gia đình anh Lê Văn Thuyết cũng là hộ đã sử dụng thuốc BVTV thảo dược cách đây gần 2 năm. Khi chúng tôi đến thăm vừa lúc anh Thuyết đang thực hiện việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho vườn cam rộng gần 1ha của gia đình mình.

Vừa cầm vòi phun thuốc thảo dược cho cây, anh Thuyết phấn khởi cho biết: "Giờ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh đã khác trước rồi. Đây các anh thấy có mùi gì đâu.

Trước kia để phun hết vườn cây ăn quả này thì mùi thuốc sâu hóa học nồng nặc, tối đến đau tức hết người phải mất mấy hôm mới lại sức nhưng từ khi thực hiện bằng thuốc trừ sâu thảo dược này thì dễ chịu hẳn, buổi sáng phun thuốc, tối về vẫn đi chơi được bình thường".

Vẫn theo anh Thuyết, nguyên liệu sử dụng làm thuốc sâu thảo dược thì có nhiều nhưng gia đình anh chỉ tập trung vào các loại chính và theo tỷ lệ ớt 3kg; thuốc lào 0,3kg; quế từ 0,5 - 1kg; mật nhân 1kg; tỏi 2kg để ngâm với 10 lít rượu. Thời gian ngâm khoảng 1 tháng. Liều lượng dùng pha 300ml thuốc thảo dược cho 200 lít nước để phun cho cây trồng.

Yêu cầu đối với người sử dụng thuốc BVTV dạng thảo dược này là phải kiên trì và không nên lạm dụng phun quá nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây cam, bưởi. Bởi nguyên liệu để dùng làm thuốc đều là loại có tính nóng.

Từ khi sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược, rất ít khi anh Thuyết phải quay lại dùng thuốc trừ sâu hóa học. Chỉ khi nào thời tiết không thuận lợi, tạo điều kiện cho sâu phát triển thành dịch lớn thì mới phải dùng thuốc hóa học, sau đó lại trở lại dùng thuốc thảo dược.

Không chỉ sử dụng thuốc BVTV thảo dược, gia đình anh Thuyết còn thường xuyên nghiền đỗ tương sau đó ngâm làm phân bón tưới cho cây ăn quả, thay thế cho các loại phân hóa học. Nhờ thế vườn cam của gia đình anh luôn xanh tốt, rất ít sâu bệnh, đặc biệt là nhện đỏ hại cam.

14-10-22_img_1986
Anh Lê Văn Thuyết không cần đeo khẩu trang khi phun thuốc BVTV thảo dược phòng trừ cho vườn cây ăn quả

Ông Đặng Quyết Thắng, Phó Trưởng thôn Chể cho biết, thôn có 417 hộ ở trên diện tích khoảng 5km2, ngoài một phần đất ở, còn lại phần lớn diện tích đất được bà con trồng cây ăn quả có múi. Năm 2016, tuy thời tiết không thuận lợi nhưng ước tính cả thôn thu về 70 tỷ đồng từ cam, bưởi. Trong đó hộ có thu nhập 500 triệu đồng/năm có tới trên 30 hộ. Nhận thấy việc sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược có nhiều ưu điểm như giảm chi phí khoảng 30% so với dùng thuốc BVTV hóa học; không độc hại và đặc biệt là giảm ô nhiễm môi trường nên từ mấy hộ dân ban đầu thực hiện năm ngoái, giờ đây đã phát triển lên 1/3 số hộ học tập làm theo.

Trao đổi với chúng tôi, bà Lâm Thị Hà, Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Lục Ngạn cho biết: Theo báo cáo của cán bộ khuyến nông xã thì việc một số hộ dân sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược trên địa bàn xã Phượng Sơn bước đầu nhận thấy có một số ưu điểm so với thuốc BVTV hóa học.

Tuy nhiên, về phía cơ quan chuyên môn trước khi tuyên truyền nhân ra diện rộng đối với mỗi loại thuốc cần phải có sự nghiên cứu, khảo nghiệm đánh giá cụ thể trên từng loại cây trồng xem khả năng phòng trừ sâu bệnh thực sự ra sao? Ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng như thế nào?

Đối với thuốc BVTV thảo dược, Trạm Khuyến nông Lục Ngạn chưa có nghiên cứu đánh giá bằng mô hình cụ thể nên chưa thể khuyến cáo bà con áp dụng vào SX đại trà.

Theo Đức Thọ/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập785
  • Hôm nay67,476
  • Tháng hiện tại803,586
  • Tổng lượt truy cập93,181,250
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây