Sinh năm 1989 ở vùng trung du nghèo và phong trào chơi gà chọi phát triển. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Minh Tâm đã được đi theo bố, các chú, các anh vào các sới để xem chọi gà và xem người ta chăm sóc "chiến kê".
“Từ nhỏ được theo người lớn đi xem chọi gà, nghe kể về các thế đánh, cách chăm sóc gà chọi luôn khiến tôi bị cuốn hút, say mê và hưng phấn. Khi học lớp 4, tôi đi bẫy được mấy con chim chào mào sau đó đem đổi lấy 1 con gà chọi giống mang về nuôi. Cũng từ đấy, niềm đam mê với gà chọi mới thực sự “ăn vào máu” tôi”, Nguyễn Minh Tâm kể.
Niềm đam mê gà chọi của Nguyễn Minh Tâm có từ hồi nhỏ. Ảnh Ngô Hùng
Con gà giống mà Tâm đổi, được anh chăm sóc, nâng niu không kể ngày đêm, thường ăn ngủ cùng. Niềm đam mê gà chọi của Tâm cứ ăn sâu và lớn dần từ dạo ấy.
Năm 2008 Nguyễn Minh Tâm đi bộ đội, sau khi xuất ngũ về quê, Tâm đi học tại trường Cao đẳng dược Phú Thọ. Ra trường, Tâm làm thị trường dược cho 1 công ty dược tại Hà Nội. Thu nhập ổn định, mỗi tháng khoảng 20 triệu đồng. Nhưng niềm đam mê gà của Tâm vẫn không đổi. Cuối tuần Tâm lại về quê nuôi gà chọi. Đến cuối năm 2016, sau thời gian nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, Tâm Quyết định xin về Phú Thọ để mở rộng thị trường thuốc, cùng với đó tập trung vào phát triển mô hình nuôi gà chọi tại gia đình.
Ngoài trang trại gà của giá đình, Tâm còn phát triển mô hình nuôi gà chọi liên kết. Hiện tại xã Đào Xá đã có 3 cơ sở kết hợp với anh để nuôi gà chọi. Ảnh Ngô Hùng
“Trước khi được chuyển về Phú Thọ làm, em đã xây chuồng trại, chuẩn bị kiến thức nuôi gà chọi, tìm hiểu rõ thị trường, hướng phát triển của mô hình này rồi. Về nhà, vừa tiện chăm sóc gia đình, vừa có thời gian phát triển mô hình chăn nuôi gà chọi liên kết”, Tâm kể.
Tâm cũng tiết lộ, mỗi tháng anh xuất bán từ 150 – 200 con gà giống, Tâm nuôi cả gà thịt và gà thi đấu. Gà của anh cũng đã được bán, thi tài khắp các tỉnh phía Bắc, vào cả Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng…
Sức đề kháng của gà chọi tốt, nên chăm sóc có vẻ dễ hơn gà bình thường. Nhưng để có được những chú gà chọi như mong muốn thì không khỏi kỳ công, tốn sức.
Một trong những con gà chọi đã được Nguyễn Minh Tâm chăm sóc và huấn luyện sẵn sàng cho các cuộc thi đấu.
Tâm cho biết: “Gà chọi phải ở nơi rộng rãi, thoáng mát để chạy nhảy, phát triển cơ. Thức ăn của gà cũng rất kỳ công. Để giữ được thể trạng tốt cho gà, người nuôi thường phải ngâm thóc 2 tiếng, cho chúng ăn thêm thịt bò, tiêm vacxin từ nhỏ, chăm gà như chăm người vậy. Đôi khi gà chọi còn được uống thuốc bổ của con người. Việc cắt lông, chuốt mỏ như người ta đi làm đẹp…”.
Nguyễn Minh Tâm bên cạnh 1 con gà chọi mà anh đang chăm sóc, huấn luyện.
Khi gà “mở mỏ”, cho thi đấu trận đầu thì quay clip đăng tải lên mạng xã hội facebook để cho mọi người xem và lựa chọn. Về thức ăn cho gà, Tâm ngâm thóc khoảng 2 tiếng, trước khi ngâm phải đãi qua nước muối, phơi khô. Ngày 2 bữa sáng tối. Buổi trưa thì cho ăn thịt bò, giá đỗ, xà lách…để bổ sung chất đạm, vitamin, tăng cơ, khỏe xương, giữ cân nặng… Chuồng đạt tiêu chuẩn nuôi gà trực chiến phải thoáng mát, sạch sẽ, quét vôi tiệt trùng. Tâm cũng đã đầu tư xây dựng rất bài bản.
Theo chàng dược sỹ trẻ Nguyễn Minh Tâm, để nuôi được 1 con gà chọi thi đấu phải rất kỳ công chăm sóc và tốn công huấn luyện. Ảnh Ngô Hùng
Nuôi 1 lứa gà chọi Nguyễn Minh Tâm thu được khoảng 40 – 50% gà đạt chuẩn có thể huấn luyện để thi đấu. Số còn lại thì nuôi bán thịt, giá thành cũng cao gấp rưỡi, gấp đôi so với gà bình thường. Cũng chính vì vậy, việc lựa chọn giống gà và liên kết với các hộ gia đình để họ chăm sóc, nuôi dưỡng của Tâm được người dân ủng hộ. Hiện Tâm đã có 3 điểm liên kết như vậy.
Người dân sẽ nuôi gà chọi từ nhỏ cho đến non tơ, khoảng 4 – 5 tháng, sau đó chọn lọc qua khoảng 3 – 4 lần, tuyển chọn được những con có tố chất, thể lực tốt rồi cắt lông, cắt tai, cắt tích… nuôi vỗ, huấn luyện. Tiếp tục kiểm tra qua 4 vòng, cho thi đấu, "vần vỗ"... nếu đạt tiêu chuẩn thì cho vào chế độ trực chiến, một thời gian thì bán hoặc gửi đi thi đấu.
Nguyễn Minh Tâm (trái) bên con gà chọi mà anh đang đi thi đấu và nó đã giành chiến thắng trước nhiều đối thủ.
“Gà thi đấu có giá từ 1 vài triệu đến hơn chục triệu, thậm chí là nhiều hơn. Gía gà thi đấu tùy thuộc vào thể lực, kinh nghiệm, thế đánh do mình chăm sóc, huấn luyện”, Tâm nói.
Theo Tâm, thị trường gà chọi hiện tại cung không đủ cầu. Anh sẽ cố gắng tiếp tục tìm hiểu và phát triển mô hình nuôi gà chọi. Từ thời điểm Nguyễn Minh Tâm mua 4 con gà mái ở Bắc Ninh và Hà Đông với hơn 10 triệu đồng, rồi anh quyết định vào tận Nghệ An để mua 2 con gà trống với giá 12 triệu đồng để về gây giống. Đến nay Nguyễn Minh Tâm có khoảng 20 gà mái đẻ, tự ấp. Mỗi năm 1 mái đẻ 3 lứa, mỗi lứa 9 – 10 quả.
Theo Nguyễn Minh Tâm, để có những con gà chọi tốt thì rất cần có những con gà mái mẹ tốt (trong ảnh) và những con gà chọi trống tốt.
Việc nuôi gà chọi chi phí không quá cao nhưng khá công phu. Theo Tâm, việc gây giống và phát triển, đầu tiên phải xây hệ thống úm, sau thời gian thả ra cho đi theo mẹ, sau đó là việc lựa chọn những chú gà “nòi”. Gà có gen, nên muốn có giống tốt việc đi tìm những chú gà chọi tốt và gây giống là điều đầu tiên phải lưu ý.
“Ngoài chọn được giống tốt, ngay từ khi gà vừa nở mình đã phải thực hiện tiêm vacxin phòng bệnh, tiếp đến cho gà ở nơi sạch sẽ, rộng rãi, huấn luyện bài bản thì gà mới thi đấu được và bán được giá cao”, Nguyễn Minh Tâm chia sẻ thêm.
Ngoài khoản thu nhập từ làm thị trường dược phẩm, Nguyễn Minh Tâm còn có thêm khoản thu nhập từ nuôi gà chọi. Nnhờ hướng đi đúng, mỗi tháng Nguyễn Minh Tâm xuất được 200 con gà chọi giống, 30 – 40 con gà chọi trực chiến và vài chục con gà chọi thịt, trừ mọi chi phí mỗi tháng anh cũng lãi được 40 – 50 triệu đồng.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã