Học tập đạo đức HCM

Giá tiêu hôm nay 26.9: Sốc với giá tiêu giảm từ 230.000 còn 80.000 đ/kg

Thứ hai - 25/09/2017 18:32
Thời điểm này, giá tiêu mấy ngày hôm nay chỉ còn trên dưới 80.000 đồng/kg. Từ thế làm chủ “cuộc chơi”, nay ngành tiêu Việt Nam và người trồng tiêu lại rơi vào cảnh đuối sức, thậm chí nhiều hộ đổ nợ... Trước đó, có thời điểm giá hạt tiêu lên tới 230.000 đồng/kg, cây hồ tiêu được ví như “vàng đen”, giúp nhiều hộ nông dân trở thành tỷ phú. Nhà nhà trồng hồ tiêu, những cây trồng có giá trị khác cũng bị đốn hạ để trồng tiêu.
 
   
Tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), giá tiêu mấy ngày hôm nay đang được nhiều vựa thu mua, cơ sở chế biến đang than thở thua lỗ vì trữ tiêu. Chủ một đại lý thu mua và chế biến tiêu sọ tại xã Thanh Bình thổ lộ, cơ sở của bà đang lỗ nặng do đầu mùa mạnh tay thu mua tiêu trữ chờ giá tốt. Theo bà, hiện trong kho vẫn còn tồn vài chục tấn tiêu đen, tiêu sọ.

Đổ nợ trước mắt…

 gia tieu hom nay 26.9: soc voi gia tieu giam tu 230.000 con 80.000 d/kg hinh anh 1

Giá tiêu hôm nay 26.9 tại Trảng Bom, Đồng Nai tiếp tục đà đi xuống đầy ảm đạm.  Ảnh: Trần Đáng

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hồ tiêu trong nước bắt đầu có xu hướng sụt giảm vào năm 2016 khi diện tích trồng hồ tiêu có dấu hiệu tăng trưởng “nóng”. Các nước nhập khẩu tiêu của Việt Nam nắm bắt được điều này nên đang hạn chế nhập khẩu để gây sức ép về giá. Ngoài ra, việc hồ tiêu Việt Nam nhiều lần bị trả hàng do bị phát hiện tồn dư thuốc bảo vệ thực vật khi xuất khẩu cũng là lý do khiến các đối tác lợi dụng ép giá.

Tuy nhiên, chủ đại lý này cho hay, đến giữa mùa cả giá tiêu đen và tiêu sọ bắt đầu lao dốc, thấp hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. “Mọi năm, hàng vào kho của doanh nghiệp (DN) là được thanh toán ngay, nhưng vụ này công nợ kéo dài 1-2 tháng vì DN cũng gặp không ít khó khăn. Nhiều giai đoạn hoạt động sản xuất của cơ sở chỉ cầm chừng do DN xuất khẩu nhập hàng chậm” - bà cho biết.

Cũng như mọi năm, ngoài việc trồng 6ha tiêu, ông Trần Minh Chánh (xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, Bình Phước) còn thu mua hồ tiêu của nông dân để trữ chờ giá tốt. Hiện, ông đang trữ trong nhà gần 8 tấn hồ tiêu.

Theo ông Chánh, với giá tiêu như hiện nay, nếu bán hồ tiêu ra sẽ lỗ nặng, vì thế ông vẫn găm hàng chờ giá. Ông Chánh còn cho biết, không chỉ gia đình ông mà nhiều cơ sở thu mua tiêu trong vùng cũng đang “ngồi trên lửa” khi giá tiêu bết bát như hiện nay. Nhiều cơ sở đang trữ trong kho vài chục tấn tiêu. 

Đây cũng là tình cảnh chung tại nhiều vùng trồng tiêu ở miền Đông Nam Bộ. Với gần 10 tấn hồ tiêu đang nằm trong kho, ông Hoàng Văn Lập (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đang  “nhấp nhổm”. Trước đó, sau khi thu hoạch tiêu được khoảng 8 tấn, thấy giá tiêu xuống thấp, ông Lập quyết định… ém hàng. Thậm chí, ông còn mua thêm 2 tấn tiêu chờ giá lên. Tuy nhiên, thay vì tăng, giá tiêu lại liên tục hạ thấp. “Chưa tính tiêu nhà thu hoạch, riêng 2 tấn tiêu mua thêm tôi đã lỗ khoảng 100 triệu đồng” - ông Lập thổ lộ.

Ông Trần Văn Tánh – Phó Giám đốc HTX  nông nghiệp Lâm San (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) cho biết, hiện hoạt động xuất khẩu của HTX đang gặp không ít khó khăn vì gom không đủ tiêu cung cấp cho các đơn hàng xuất khẩu.

Theo ông Tánh, đến nay sản lượng tiêu đơn vị thu mua chỉ bằng nửa mọi năm. “Hầu như không có nông dân trồng tiêu nào chịu bán ra. Ước lượng tiêu còn tồn trong dân phải chiếm 70% trên tổng sản lượng thu hoạch vụ vừa qua” - ông cho biết.

Thực tế hiện nay, khi giá tiêu vẫn còn bất định, nhiều cơ sở, đại lý cấp 2, cấp 3 cũng đang thu gom mặt hàng này. Ngoài thị trường Đồng Nai, họ còn thông qua bạn hàng mua tiêu từ nhiều tỉnh khác.

Theo ông Chánh, do giá tiêu hôm nay 26.9 được dự đoán đang trong tình trạng trồi sụt nên vẫn sẽ tiếp tục trữ hàng chứ không thể bán ra. Bởi nếu bán thời điểm này sẽ chịu lỗ rất nặng. “Giờ tôi xác định là đã trữ là trữ tới cùng, chứ giờ bán ra lỗ nặng quá” - ông Chánh quả quyết. Thậm chí, ông Chánh còn cho rằng, những ai đã lỡ thu mua tiêu để găm hàng chờ giá, nhân lúc giá tiêu đang thấp nên mua thêm với tâm lý “kiểu gì thì giá tiêu cũng nhích lên sẽ gỡ gạc được thua lỗ trước đó”.

“Cốc mò, cò xơi”

Theo nhiều cơ sở thu mua tiêu, tiêu có lợi thế hơn hẳn nhiều mặt hàng nông sản khác là có thể trữ lại hàng năm trời mà không lo giảm chất lượng nếu bảo quản tốt. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều nông dân, các vựa, đại lý thu mua chọn giải pháp trữ hàng khi giá rớt. Không ít chủ cơ sở thu mua đã lời to vì cách làm này. Tuy nhiên, với tình hình tiêu thụ tiêu hiện nay, việc trữ tiêu như “đánh bạc” với rất nhiều rủi ro.

Bà Nguyễn Thị Nga - đại diện Công ty TNHH MTV thương mại xuất nhập khẩu Ân Nga (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) cho biết, năm nay xuất khẩu tiêu gặp rất nhiều khó khăn nên chủ yếu DN cung cấp cho nội địa và xuất đi Trung Quốc.

“Thị trường tiêu Việt Nam và thế giới đang cung vượt cầu nên rất khó dự đoán giá mặt hàng này thời gian tới. Hiện, phải có đơn đặt hàng, DN mới nhập tiêu và xuất ngay chứ không dám trữ nhiều trong kho vì thị trường này hiện quá rủi ro” - bà chia sẻ.

Trong khi đó, bà Lê Thị Hải - Chủ DN thu mua nông sản Kim Ngân Minh (huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu) cho rằng, do dư lượng thuốc BVTV trong hạt tiêu Việt Nam cao nên không đủ tiêu chuẩn vào một số thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ… Các thị trường này đang chuyển hướng sang nhập khẩu tiêu của Campuchia, Indonesia, khiến tiêu Việt Nam ứ đọng, dẫn đến giá giảm.

Phân tích về thị trường tiêu hiện nay, ông Nguyễn Văn Lâm (Công ty TNHH Chế biến gia vị Nedspice Việt Nam, Bình Dương) ví von, người trữ tiêu đang rơi vào cảnh “cốc mò, cò xơi” vì người được lợi là những ai nhanh chân bán tiêu khi giá còn tốt. Ông Lâm cũng cho biết, từ đầu năm đến nay xuất khẩu tiêu giảm, Việt Nam lại có xu hướng trữ hàng nên nhiều DN buộc phải nhập tiêu từ các nước về chế biến khiến áp lực tồn hàng càng tăng. Trong đó, nhiều DN, đại lý kinh doanh tiêu của Việt Nam thường vay vốn để trữ hàng nên buộc phải đẩy nhanh để thu hồi vốn và tình trạng đua nhau bán tiêu, giá rớt là khó tránh khỏi trong tương lai gần. 

Theo danviet.vn

 
 
 
 
 Tags: tiêu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại191,853
  • Tổng lượt truy cập90,255,246
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây