Học tập đạo đức HCM

Giải bài toán vốn cho nông nghiệp

Thứ năm - 15/05/2014 22:06
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp thời gian qua đã xuất hiện nhiều mô hình có quy mô lớn, tăng cường tính liên kết và ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, việc phát triển các mô hình này cũng đang gặp nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về tiếp cận vốn.
Ngày 15/5, báo Nhân Dân phối hợp Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo bàn về các "Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao" tại Việt Nam hiện nay.
Nhiều cơ hội bị mất  vì thiếu vốn
Từ đất Nghĩa Đàn (Nghệ An) cằn cỗi, bà Thái Hương - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH chia sẻ, doanh nghiệp (DN) đã xây dựng thành công thương hiệu sữa sạch TH True Milk nhờ ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong chế biến sữa sạch. Với quy trình khép kín từ chăn nuôi bò sữa tập trung đến sản xuất, phân phối sữa tươi, TH True Milk đã trở thành thương hiệu sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế, được người dân ưa chuộng, tin dùng.
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình làm thủ tục cho các hộ dân vay vốn. Ảnh: Trần Việt
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình làm thủ tục cho các hộ dân vay vốn. Ảnh: Trần Việt
TH chỉ là một trong rất nhiều những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đã thành công tại Việt Nam. Thời gian qua, hiệu quả của nhiều mô hình liên kết nông nghiệp đã bước đầu phát huy hiệu quả và đang được nhân rộng tại các địa phương như Hà Nội, Lâm Đồng, Hậu Giang, Thái Nguyên, Nghệ An… Ngoài đất đai và chính sách đầu tư, thì vốn là một trong những "nút thắt" lớn cần được tháo gỡ trong phát triển nông nghiệp CNC hiện nay. Theo ông Nguyễn Đình Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt, trong khi nhiều ngân hàng cởi mở với việc cho vay nông nghiệp, nông thôn thì vẫn có không ít ngân hàng quay lưng với lĩnh vực này. "Nếu mỗi món vay chỉ được vay kỳ hạn khoảng 6 tháng thì rất khó để DN phát triển. Chúng tôi buộc phải đầu tư từng phần, điều này làm DN mất đi nhiều cơ hội" - ông Sơn cho biết.
Theo các chuyên gia, dịch bệnh, thiên tai, thời tiết… là những rủi ro khiến nhiều ngân hàng không mặn mà với tín dụng nông nghiệp. Bên cạnh đó, nền nông nghiệp hiện vẫn luẩn quẩn trong cái "vòng kim cô" của sự thiếu vốn nên nghèo; nghèo nên không đủ điều kiện vay vốn. "Chừng nào chúng ta phá được cái "vòng kim cô" này thì nông nghiệp, nông thôn cũng như các hộ nông dân Việt Nam mới có thể phát triển. Bởi vậy, bên cạnh chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu lại nền kinh tế… thì biện pháp trước mắt là tăng khả năng tiếp cận vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó, cần xây dựng ngay cơ chế bảo lãnh tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân thay vì phải cầm cố tài sản gần như duy nhất của người nông dân là giấy sử dụng đất" - TS Vũ Đình Ánh nhấn mạnh.
Khuyến khích liên kết
Hiện, NHNN đang chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN triển khai xây dựng chương trình thí điểm cho vay đối với các mô hình liên kết, ứng dụng CNC… Chương trình này sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho sản phẩm sản xuất liên kết, thông qua việc cho vay lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường.
Ông Nguyễn Viết Mạnh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng - NHNN cho biết, một trong những nguyên nhân khiến khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân khó tiếp cận vốn ngân hàng là không có tài sản thế chấp. Nếu có những mô hình nông nghiệp CNC, liên kết từ khâu chăn nuôi, trồng trọt, đến sản xuất, phân phối thì ngân hàng sẽ yên tâm rót vốn hơn. Chương trình thí điểm cho vay các mô hình liên kết sẽ tháo gỡ vướng mắc về tài sản bảo đảm theo hướng sẽ cho vay tín chấp, nếu nông dân và DN ký kết hợp đồng liên kết có cơ sở pháp lý và ngân hàng kiểm soát được dòng tiền tham gia vào quá trình liên kết.
Vừa qua, NHNN, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN và các tổ chức tín dụng đã khảo sát các mô hình. Sắp tới, NHNN và các bộ, ngành sẽ lựa chọn khoảng 20 mô hình liên kết giữa DN với hộ nông dân, như mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm, các DN ứng dụng CNC... để thí điểm chương trình tín dụng này. Sau khi kết thúc chương trình thí điểm (khoảng 2 năm), cơ quan này sẽ tổng kết thí điểm và xem xét để hoàn thiện chính sách và nhân rộng trên phạm vi cả nước.


nguồn: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập490
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm487
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại223,661
  • Tổng lượt truy cập90,287,054
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây