Học tập đạo đức HCM

Gỡ 'vướng' về tín dụng cho nông nghiệp bằng cách nào?

Thứ năm - 29/09/2016 06:25

Gỡ 'vướng' về tín dụng cho nông nghiệp bằng cách nào?

Mặc dù các hợp tác xã được thúc đẩy phát triển theo hướng là “bà đỡ” cho người nông dân, song do nhiều lý do, suốt thời gian qua việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng của hợp tác xã khá hạn chế.

 

Ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết như vậy tại Diễn đàn “Chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn-thực trạng và giải pháp” tổ chức ngày 29/9 tại Hà Nội.

Theo thống kê của Cục này, trong năm 2015, chỉ có 0,67% trong tổng số 11.000 hợp tác xã trên cả nước tiếp cận được nguồn tín dụng. Hiện nay, cơ cấu vốn vay của các ngân hàng thương mại chưa thực sự phù hợp cho khu vực nông nghiệp nông thôn, tỉ trọng vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn vẫn rất thấp với tổng dư nợ tính đến tháng 6/2016 đạt 886 tỷ đồng, chiếm 18% tổng dư nợ của nền kinh tế.

Về những bất cập trong chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn hiện nay, một số chuyên gia cho rằng, thời hạn và mức vay vốn không phù hợp với chu kỳ sản xuất. Khác với sản xuất công nghiệp, mỗi sản phẩm nông sản có những chu kỳ sản xuất khác nhau (như cây ngắn ngày và cây lâu năm). Mặt khác, sản xuất nông nghiệp cần chu kỳ đầu tư dài hạn (xây dựng chuồng trại, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống điện, nước…).

Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng thường đưa ra các thời hạn vay “cứng” là 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng hoặc 36 tháng và vẫn chủ yếu cung cấp tín dụng ngắn hạn (12 tháng). Điều này vừa không phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp lại tạo rào cản cho khách hàng khi tiếp cận tín dụng.

Thực tế hiện nay, đối tượng vay vốn, đặc biệt là các hợp tác xã nông nghiệp, phần lớn đều không có tài sản thế chấp (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản khác…). Các trang trại thì hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc chưa được cấp chứng chỉ trang trại. Ngoài ra, tài sản trên đất (nhà xưởng), tài sản hình thành từ vốn vay, dự án đầu tư, hợp đồng hợp tác, hợp đồng bảo hiểm… của trang trại, doanh nghiệp và hợp tác xã lại chưa được coi là tài sản thế chấp khi vay vốn.

Theo ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), ngoài các bất cập nêu trên, để phát triển hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn thì hệ thống chính sách tín dụng khu vực này cần tích hợp đồng bộ với các hệ thống chính sách khác có liên quan như chính sách bảo hiểm, vốn hóa đất, lao động, đầu tư… Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này ở Việt Nam còn hạn chế và chưa được thực hiện đồng bộ.

Chẳng hạn, với chính sách bảo hiểm, hệ thống tín dụng cần tích hợp với chính sách bảo hiểm nông nghiệp bằng cách coi giá trị bảo hiểm là tài sản thế chấp để có thể vay vốn ngân hàng. Với chính sách vốn hóa đất, đặc biệt là khu vực đất nông nghiệp, hệ thống tín dụng cần xác định theo giá thị trường để làm căn cứ cho vay vốn (thay vì xác định chỉ cho vay không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, là giá trị đất theo khung giá đất nông nghiệp do UBND tỉnh quy định).

Để thúc đẩy tín dụng nông nghiệp trong thời gian tới, theo ông Thịnh, những vướng mắc, bất cập cần từng bước được tháo gỡ. Cụ thể, các tổ chức tín dụng cần nghiên cứu việc cấp các khoản vốn vay kịp thời, phù hợp với nhu cầu vốn (về hạn mức vay vốn), phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng loại sản phẩm nông nghiệp.

Một số quan điểm cho rằng phát triển tín dụng phi chính thức - tín dụng ủy thác (gồm cho vay vốn thông qua các tổ chức như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân…) nhằm bổ sung vào mảng khuyết của hệ thống tín dụng chính thức cũng là giải pháp khả thi cần tính đến.  Kinh nghiệm nhiều chương trình tín dụng nông thôn trên thế giới đã thành công nhờ phối hợp cả hai khu vực chính thức và phi chính thức trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho nông thôn.

Theo Đỗ Hương/baochinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập138
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại890,838
  • Tổng lượt truy cập93,268,502
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây