Học tập đạo đức HCM

Góp ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: "Cần khẳng định rõ vai trò, tầm quan trọng của ngành Nông nghiệp"

Thứ sáu - 15/03/2013 06:03
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn trong cuộc trao đổi với NNVN xung quanh góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, trong suốt thời gian qua, toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân viên cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc đã tổ chức tìm hiểu, nghiên cứu về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Từ cuối tháng 2/2013, nhiều hội nghị lấy ý kiến của cán bộ, đảng viên, nhân viên của từng đơn vị trực thuộc Bộ đã được tiến hành một cách nghiêm túc. Chúng tôi coi đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sứ mệnh lịch sử của đất nước”.

Đề cập đến tinh thần và thái độ của cán bộ, đảng viên, nhân viên trong các cơ quan của Bộ đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho hay: “Hầu hết các ý kiến đóng góp đều đồng tình cao với nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mà Ban soạn thảo đưa ra. Tại từng đơn vị đều tiến hành tổ chức hội nghị lấy ý kiến một cách sâu, rộng và nhận thấy ở đâu cán bộ, đảng viên và nhân viên cũng trao đổi rất thẳng thắn, cởi mở, dân chủ với tinh thần trách nhiệm rất cao đối với đất nước. Tôi đã tham dự một số hội nghị như thế và cảm nhận rằng, các ý kiến phát biểu hết sức tâm huyết, thể hiện người góp ý đã nghiên cứu rất kỹ càng các điều khoản trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng như có sự hiểu biết đối với vấn đề luật pháp”.


Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn

So với bản Hiến pháp hiện hành thì Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đã được trình bày ngắn gọn hơn, bằng chứng là đã rút từ 12 chương với 147 điều xuống còn 11 chương gồm 124 điều. Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có rất nhiều điểm mới, trong đó có những điểm đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Cụ thể đó là các điều 2, 4, 57, 58 và điều 70.

Khi đưa vấn đề điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, Thứ trưởng Hà Công Tuấn khẳng định: “Việc tồn tại điều 4 trong Hiến pháp là tất yếu khách quan, phù hợp với lịch sử và tình hình của đất nước Việt Nam. Thực tiễn đã minh chứng chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới lãnh đạo các tầng lớp nhân dân, đứng lên lật đổ ách đô hộ, đòi lại quyền tự do, độc lập cho đất nước, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trong suốt cuộc trường chinh đấu tranh giành nền độc lập dân tộc và trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự là đội quân tiên phong của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, chúng ta không có nhu cầu đa nguyên đa đảng và không bao giờ đa nguyên đa đảng”.

Đối với điều 57 và điều 58 của Dự thảo Hiến pháp, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, cơ bản thống nhất như nội dung mà Ban soạn thảo đưa ra. Tuy nhiên cần xem xét một số từ ngữ, chẳng hạn như từ “đất đai” trong khoản 1 điều 57 và khoản 1 điều 58. Thứ trưởng Hà Công Tuấn đặt ra câu hỏi: “Đất thì hiểu rồi, còn đai ở đây là gì? Vì ở khoản 2 và 3 của điều 58 lại chỉ nói đến giao đất và thu hồi đất chứ không nói gì đến “đai” cả. Chẳng lẽ đất thì giao mà “đai” thì giữ lại? Vì thế đề nghị Ban soạn thảo cần thống nhất cụ thể để đưa ra một cụm từ cho chuẩn xác và điều quan trọng là dễ hiểu, ai cũng hiểu được và chỉ hiểu đúng một nghĩa. Bởi lẽ, Hiến pháp là đạo luật mẹ của các bộ luật khác nên rất cần sự rạch ròi, nhất là những vấn đề đang còn nhiều ý kiến thì càng cần phải chặt chẽ và rõ nghĩa”.

Có một điều mà bản thân Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng như nhiều người trong ngành nông nghiệp đều có chung một suy nghĩ là, trong khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thì lại thấy sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Nhất là trong vài năm gần đây, nông nghiệp thực sự là bà đỡ, là cứu cánh cho nền kinh tế của đất nước. Bằng chứng là nhiều lĩnh vực đổ bể và suy thoái thì nông nghiệp vẫn giữ vững được mức tăng trưởng, trong đó XK vẫn vượt kế hoạch. Chính vì thế, nhiều người trong ngành nông nghiệp cũng như cá nhân Thứ trưởng Hà Công Tuấn đề nghị Ban soạn thảo xem xét nên chăng đưa thêm vấn đề nông nghiệp vào trong Hiến pháp sửa đổi lần này để thấy được rõ nét hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp đối với đất nước.

theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập712
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm711
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,226
  • Tổng lượt truy cập93,174,890
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây