Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ phí bảo hiểm y tế cho nông dân: Khó làm vì thiếu tiêu chí

Thứ sáu - 28/09/2012 05:00
Hôm nay (27.9), Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ Dự thảo Đề án thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân. Theo đề án này, nông dân được hỗ trợ 50% phí mua BHYT tự nguyện.

Tuy nhiên, chính sách tưởng như ưu việt này lại rất khó thực hiện. Trả lời phỏng vấn NTNN, bà Tống Thị Song Hương – Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) thừa nhận thực tế, riêng đối tượng nông dân chưa có tiêu chí xác định nên đến giờ chính sách hỗ trợ phí BHYT tự nguyện cho nông dân vẫn nằm trên “văn bản”.

Thẻ bảo hiểm y tế đem lại lợi ích lớn cho nông dân, người nghèo... Ảnh: Nộp viện phí tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.

Hiện nay còn hơn 35% người dân chưa tham gia BHYT, theo bà đây là các đối tượng nào?

- Đáng tiếc là trong số này, phần lớn là những người rất cần thẻ BHYT. Họ là những người cận nghèo, nông dân và người làm nông nghiệp, học sinh, lao động tự do... cuộc sống còn khó khăn, nếu bị ốm đau, bệnh trọng mà không có BHYT thì rất dễ bị nghèo hóa. Đặc biệt, mới chỉ có hơn 27% người cận nghèo có thẻ BHYT, mặc dù ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đến 70% tiền mua thẻ.

Trong dự thảo, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ tăng tiền hỗ trợ mua thẻ BHYT cho nông dân, ngư dân từ 30% lên 50% giá trị thẻ. Căn cứ vào đâu để Bộ có đề xuất này?

- Theo số liệu thống kê thì nông dân vẫn chiếm hơn 70% dân số. Ngoài các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi… thì nhóm tự nguyện đóng BHYT chính là nông dân và lao động làng nghề, ước tính khoảng 19,5 triệu người. Tuy nhiên, mới chỉ có 25,6% số này tham gia BHYT. Để hỗ trợ nhóm đối tượng này tham gia BHYT, từ ngày 1.1.2012, Luật BHYT đã quy định: “Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT từ ngân sách nhà nước”. Và dự thảo đang đề xuất tăng lên 50% vì đời sống của những người dân này vẫn thực sự khó khăn.

Tới thời điểm này, có bao nhiêu nông dân được hỗ trợ phí BHYT mức 30%, thưa bà?

- Thực tế, thậm chí với mức 30%, cũng chưa có nông dân nào được hưởng.

Chính phủ giao cho Bộ LĐTBXH xây dựng “Tiêu chí nông dân”, “Tiêu chí xác định hộ có mức sống trung bình” nhưng đến nay vẫn chưa xong. Quy trình rà soát cũng chưa được ban hành nên chưa có cơ sở để triển khai BHYT với nhóm đối tượng này. Nếu không rà soát và phân loại đúng thì sẽ dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp, như cùng là người cận nghèo, cùng là nông dân, diện chính sách, người cao tuổi… Ngoài ra còn có tình trạng “giả nông dân” để hưởng lợi. Vì thế, nếu đề án được thông qua thì chúng tôi cũng sẽ phải ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để nông dân được hưởng lợi ích.

Tính đến hết năm 2011, Việt Nam có hơn 57 triệu người tham gia BHYT, chiếm 64,9% dân số. Theo dự thảo đề án, đến năm 2015 sẽ có khoảng 75% dân số tham gia BHYT, năm 2020 là trên 90%. Mốc BHYT tự nguyện cũng tính đến năm 2014, sau đó sẽ là BHYT bắt buộc.

Thực tế người cận nghèo được hỗ trợ 70% giá trị thẻ cũng ngại mua thẻ BHYT, rất có thể nông dân - dù được hỗ trợ tới 50%, cũng sẽ như vậy. Theo bà, cần có cú hích nào mạnh mẽ hơn để người dân tự nguyện tham gia BHYT?

- Người dân chưa tham gia BHYT một phần do vẫn thấy phiền toái, phức tạp khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Hơn nữa, trước đây tiền khám bệnh có 3.000 đồng/lần, ai cũng có thể bỏ tiền ra khám. Các gói dịch vụ cũng chưa tính đúng, tính đủ nên giá trị chi trả của BHYT quá thấp, một ca phẫu thuật hết hơn 1 triệu đồng, bảo hiểm chi trả cho có hơn 100.000 đồng thì… chẳng bõ. Còn hiện nay, viện phí tăng, các gói dịch vụ tính đúng, tính đủ, nếu tham gia BHYT, người dân sẽ không phải chi phí nhiều.

Đó là về mặt viện phí, về chính sách chung, Bộ Y tế cũng sẽ có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến dưới, giảm quá tải tuyến trên; đổi mới cơ chế tài chính như chuyển cung cấp tài chính cho bệnh viện sang cung cấp cho người thụ hưởng, xây dựng gói quyền lợi phù hợp, tính đúng, tính đủ…

Xin cảm ơn bà!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập238
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm237
  • Hôm nay39,767
  • Tháng hiện tại1,040,222
  • Tổng lượt truy cập92,213,951
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây