Học tập đạo đức HCM

Học đại học xong thất nghiệp, "hot boy" mắt hí về quê làm...giám đốc

Chủ nhật - 10/09/2017 04:21
(Dân Việt) Tốt nghiệp đại học xong, xin mãi chẳng được việc, bực quá, chàng trai trẻ Là Văn Phong đã dùng số tiền bố mẹ dành dụm lo việc cho mình để đóng lồng nuôi cá giữa mênh mông sóng nước sông Đà, lập Hợp tác xã Thủy sản và Du lịch sinh thái và đảm đương chức Giám đốc...Điều trớ trêu nhưng lại đáng mừng, các thành viên của Hợp tác xã do Phong làm giám đốc cũng đều là cử nhân, kỹ sư thất nghiệp...
   
Từ thất bại trong việc xin vào cơ quan nhà nước

Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nông trên mảnh đất miền núi còn nhiều khó khăn, Là Văn Phong ở bản Huổi Cuổi, xã Chiềng Bằng (Quỳnh Nhai, Sơn La) thấm thía được sự lam lũ, vất vả nhưng vẫn không đủ ăn. Cũng từ những nếm trải đó, ngay từ hồi nhỏ, Phong đã mơ ước sau này lớn lên được làm cán bộ để có thể giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Phong học hành rất chăm chỉ, luôn là học sinh xuất sắc của trường. Những lúc rảnh rỗi, Phong còn phụ giúp gia đình tăng gia sản xuất, đỡ đần bố mẹ việc nhà. Tốt nghiệp THPT, Phong thi đỗ và trở thành sinh viên khoa Kinh tế của Trường Đại học Sư phạm Tây Bắc. Sau 4 năm miệt mài trau dồi kiến thức trên giảng đường, Phong tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân kinh tế loại khá trong tay, hy vọng sẽ xin được việc làm theo đúng chuyên ngành đã học.

 hoc dai hoc xong that nghiep, 'hot boy' mat hi ve que lam...giam doc hinh anh 1

Đến với HTX Thủy sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai, du khách thỏa thích chèo thuyền, ngắm cảnh sơn thủy hữu tình ở lòng hồ Thủy điện Sơn La.

Nhưng dường như Phong không có duyên với các cơ quan nhà nước. Phong kể: Sau nhiều lần nộp hồ sơ xin việc đều thất bại, em rất buồn và lo mình không được đem những kiến thức đã học vận dụng vào thực tiễn. Tuy vậy, em không nản lòng và quyết định lập nghiệp ngay tại mảnh đất chôn rau, cắt rốn của mình.

Thành lập HTX từ những người… thất nghiệp

 hoc dai hoc xong that nghiep, 'hot boy' mat hi ve que lam...giam doc hinh anh 2

HTX Thủy sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai phục vụ các món ăn dân tộc theo nhu cầu của du khách ngay trên thuyền

Sau nhiều đêm trăn trở, cuối cùng Phong chọn hướng lập nghiệp là tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là tiềm năng, thế mạnh của huyện Quỳnh Nhai nói chung, xã Chiềng Bằng nói riêng nhưng vẫn chưa được bà con quan tâm khai thác hiệu quả. Phong rủ thêm 3 người bạn có hoàn cảnh tương tự như mình, đều học xong đại học nhưng không xin được việc làm, thành lập nhóm Khởi nghiệp chuyên về du lịch và Thủy sản.

 hoc dai hoc xong that nghiep, 'hot boy' mat hi ve que lam...giam doc hinh anh 3

Cảnh sắc thiên nhiên ở khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La (thuộc địa bàn Quỳnh Nhai)  làm mê đắm lòng người

Để có kiến thức về du lịch, Phong cùng các bạn quay trở lại Trường Đại học Sư phạm Tây Bắc đăng ký học lớp đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên Du lịch ngắn hạn 3 tháng. Hết khóa học, cả ba người trở lại quê hương tập trung vào tuyên truyền, quảng bá về lĩnh vực hoạt động của nhóm như: Tổ chức các tour du lịch trên địa bàn huyện, khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản thông qua các hoạt động phát tờ rơi, các trang mạng xã hội.... Cuối năm 2015, Nhóm khởi Nghiệp của Phong và các bạn đã ra đời.

 

 hoc dai hoc xong that nghiep, 'hot boy' mat hi ve que lam...giam doc hinh anh 4

Là Văn Phong chụp ảnh lưu niệm cùng đồng nghiệp

Phong kể: “Tháng 2 vừa qua, Nhóm Khởi nghiệp của chúng em đã được đổi tên thành HTX Thủy sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai, với 8 thành viên. Đến thời điểm này, chúng em đã tổ chức được hơn 200 tuor cho hơn 2.000 du khách thăm quan các điểm du lịch trên địa bàn huyện,  doanh thu xấp xỉ 600 triệu đồng. Kết quả tuy chưa lớn nhưng các thành viên trong nhóm, ai cũng phấn khởi”.

 hoc dai hoc xong that nghiep, 'hot boy' mat hi ve que lam...giam doc hinh anh 5

Vãn cảnh khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La

Đến với HTX của Là Văn Phong, du khách không chỉ được tham quan cảnh sắc thiên nhiên sơn thủy hữu tình mà còn được hòa vào không khí ấm cúng, thân thiện của bà con các dân tộc thông qua hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, Homestay (ngủ tại nhà bà con dân bản).

HTX tổ chức các tuor trọn gói theo thời gian, tùy theo nhu cầu của du khách, được hướng dẫn viên là thành viên HTX đón tiếp tận tình, chu đáo; giới thiệu về lịch sử và các điểm du lịch đặc sắc của huyện Quỳnh Nhai: Đền Linh Sơn Thủy Từ thuộc địa bàn xã Mường Giàng, hồ thủy điện Sơn La; các điệu múa, bài hát, nhạc cụ của người Thái Đen, Thái Trắng...

Trong lĩnh vực thủy sản, HTX của chàng trai trẻ này cũng đã đạt được những kết quả bước đầu, chủ yếu thu từ chế biến cá tép dầu và nuôi cá lồng. HTX có 76 lồng thả cá ở lòng hồ thủy điện, trong đó của Là Văn Phong 40 lồng. Đi thăm khu nuôi cá lồng của Phong trên lòng hồ thủy điện Sơn La (thuộc bản Huổi Cuổi), chúng tôi phải mất hơn 15 phút đi thuyền.

Khu nuôi thả cá lồng của Phong khá hoành tráng, được làm rất chắc chắn. Các lồng cá tạo thành một khối chắc chắn bởi hệ thống hộp kẽm và sắt V5 bao quanh. Theo Phong, mỗi lồng có thể tích khoảng 90 khối nước và thả chừng 500 con giống. Để có được hệ thống lồng nuôi thả cá này, Phong đã đầu tư hơn 160 triệu đồng.

“Đây là số tiền mà bố, mẹ em tích cóp từ nhiều năm để cho em đi xin việc. Không xin được việc làm, em đầu tư hết vào làm lồng nuôi thả cá. Nuôi cá lồng tận dụng được nguồn nước tự nhiên của lòng hồ thủy điện, mang lại hiệu qủa kinh tế cao. Em mới mua cá giống các loại như: trắm, chép, trê về thả ... nên vẫn chưa có thu nhập” - Phong tiết lộ.

Chia tay giám đốc trẻ, chúng tôi thấy trong ánh mắt của chàng thanh niên dám nghĩ, dám làm này hiển hiện một niềm tin mãnh liệt vào lựa chọn của mình. Tin rằng, với sự năng động và nghị lực của tuổi trẻ, mô hình nuôi cá lồng của Phong sẽ thành công.

Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập738
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại747,992
  • Tổng lượt truy cập93,125,656
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây