Hồng vành khuyên được trồng ở xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Hồng ưa sống trên đồi núi dốc, mùa đông rụng lá, xuân lại ra, người trồng chỉ phải dọn cỏ gốc.
Hồng là cây chịu hạn tốt nhất trong các giống cây nông nghiệp trồng tại vùng đất Lạng Sơn.
Những cây hồng 10 tuổi trở lên thường cao 3-5 m, cành nhỏ, giòn nên người dân dùng thang tre tự chế để trèo hái. Cây hồng tuổi thọ gần trăm năm, cho thu hoạch cả trăm kilogam mỗi mùa.
"Hồng nhân giống bằng cách ươm rễ có thể 3 năm cho quả. Dùng hạt để ươm làm mắt ghép sẽ cho thu hoạch sớm. Một hecta gia đình tôi thu khoảng 10 tấn hồng", ông Hoàng Văn Áy (thôn Nà Mồ, xã Tân Mỹ) nói.
Hồng rất nhạy cảm với nước, nếu mưa liên tục cây sẽ rụng quả. Năm 2017, huyện Văn Lãng thí điểm trồng hồng theo mô hình VietGap với diện tích 50 ha, dự kiến cho thu hoạch 2.000 tấn, cao hơn năm trước (2016 đạt sản lượng 1.500 tấn).
Quả khi chín được hái về ngâm nước hai ngày hai đêm để khử chát, để thêm một ngày để hồng lên bột, khi đó ăn sẽ giòn, ngọt thanh mát hơn.
Hồng vành khuyên có mặt tại khắp tỉnh thành. Đầu năm, người trồng đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ TP HCM và các tỉnh miền Trung.
Hồng vành khuyên được phân loại, xếp vào thùng xốp để đưa đi tiêu thụ.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;