Học tập đạo đức HCM

Hướng thoát nghèo ở Kiên Thành

Thứ ba - 25/07/2017 19:14
Là xã miền núi thuộc huyện Trấn Yên (Yên Bái), hơn 900 hộ dân là đồng bào các dân tộc Tày, Dao, Mông quần tụ bên rìa dãy Hoàng Liên Sơn, Kiên Thành đã khẳng định hướng thoát nghèo bền vững từ nội lực. Bắt đầu từ việc đưa cây quế, tre măng bát độ vào trồng đại trà, có đầu ra ổn định, vốn ít, công lao động giảm, cho thu nhập cao, làm động lực giúp đồng bào làm ăn phát triển kinh tế.
 

Kiểm tra chất lượng măng luộc trước khi xuất bán cho doanh nghiệp.

 

Bản Đồng Ruộng được thành lập từ khi một số hộ đồng bào dân tộc Mông di cư từ Suối Giàng (huyện Văn Chấn) sang xã Mỏ Vàng (huyện Văn Yên), rồi lập nghiệp tại đây từ năm 1994. Đến năm 1998, bản Đồng Ruộng lập đơn vị hành chính thuộc xã Kiêm Thành, huyện Trấn Yên. Hiện, đã có 44 ngôi nhà, đời sống trong bản chủ yếu dựa vào kinh tế rừng, bởi cả bản chỉ có hơn ba héc-ta lúa nước. Năm 2000, việc sản xuất lúa hai vụ tuy vất vả mà người nông dân vẫn không đủ ăn. Với cách thức “cầm tay chỉ việc”, cán bộ xã và cán bộ khuyến nông hướng dẫn đưa phân vi sinh vào bón thúc cho lúa, mang lại kết quả bước đầu khi dân bản có thóc ăn vụ “giáp hạt”. Gần đây, bà con trong bản đã thành nếp cấy hai vụ, người dân không còn đói. Có hai hộ mua được ô-tô vận tải hàng hóa. Hằng năm, người dân còn góp tiền sửa chữa đường giao thông liên bản đi lại thuận lợi hơn trước.

Để thoát nghèo bền vững, xã Kiên Thành ngoài việc tăng diện tích cây quế hiện khoảng 1.700 ha, mọi thứ lá cành nhỏ, quế vỏ, thân khi bóc… cũng đều được thương lái thu mua tại vườn đồi. Từ năm 2000, cây tre măng bát độ đã “bén duyên” vùng đất ẩm, đồi dốc, nhiều khe suối tại 12 thôn bản. Đây là cây cho thu hoạch kéo dài cả mùa mưa, trồng một lần thu nhiều năm, năng suất đạt 20 tấn măng tươi một vụ, có đầu ra ổn định, thích hợp với cách canh tác của vùng cao, cho nên xã đưa vào thâm canh mở rộng.

Bí thư Đảng ủy xã Kiên Thành Hoàng Văn Lũy, là người lăn lộn, trăn trở về hướng thoát nghèo nơi đây, cho biết: "Được hỗ trợ ban đầu của Nhà nước, người dân hăng hái sản xuất, diện tích măng bát độ tăng nhanh. Nhớ lại thời kỳ thu hoạch lứa đầu, không có đầu ra, người dân mang đổ đầy sân UBND xã bắt đền, cán bộ chúng tôi mất ăn, mất ngủ cả tháng. Nay, có hai công ty TNHH Vạn Đạt và Yên Thành vào thu mua tại đồi, dân khai thác đến đâu, cân lên, trao tiền trực tiếp cho bà con với giá dao động khoảng 3.500 đồng/kg măng bóc. Mỗi héc-ta thu được gần 70 triệu đồng, người dân vui rồi...". Cả xã hiện có hơn 1.500 ha tre măng. Vụ năm 2016, người dân khai thác được hơn 21 nghìn tấn măng vỏ tươi, thu về hơn 16 tỷ đồng. Riêng người Mông ở bản Đồng Ruộng thu gần 1,8 tỷ đồng. Có tiền, dân tự làm đường giao thông kết nối lên các vườn đồi, giúp việc chuyên chở măng tươi thuận lợi.

Trên các ngả đường về Khe Tối, Khe Rộng, Đồng Cát, Đồng Song… thuộc xã Kiên Thành, đâu đâu người dân cũng bàn chuyện làm giàu. Nào chuyện chỉ bóc vỏ quế vụ ba (vụ tháng ba khi cây bắt đầu ra lá non, tinh dầu nhiều hơn); chuyện dựng nồi luộc măng tươi tại các vườn trên núi, nhằm bảo quản và vận chuyển không bị dập nát, bán được giá; chuyện đổ cột bê-tông làm nhà sàn kiểu mới, vừa mát, vừa tránh được lũ quét, lại hợp với tập quán người Tày. Kiên Thành đang từng ngày đổi thay.

Theo báo nhandan.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập421
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm419
  • Hôm nay28,704
  • Tháng hiện tại155,266
  • Tổng lượt truy cập85,062,302
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây