Học tập đạo đức HCM

Khai thác đá, phá... đất nông nghiệp

Thứ bảy - 09/06/2012 09:19
Trong thời gian qua, cấp mỏ để khai thác tài nguyên ở nhiều địa phương đã đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình, dự án... Tuy nhiên, trong quá trình khai thác tài nguyên, các đơn vị khai thác đã không làm tròn trách nhiệm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, vật chất của những người dân trong vùng có mỏ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ nói riêng vấn đề khai thác đá ở xã Kỳ Tân (Kỳ Anh) đã làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.

 

Khai thác đá, phá... đất nông nghiệp

Các mỏ đá đang khai thác ở xã Kỳ Tân

Thực hiện chủ trương của Nhà nước quy hoạch vùng núi Động Đậm (Kỳ Tân) để khai thác mỏ đá, làm vật liệu xây dựng, sau khi làm thủ tục, giải phóng mặt bằng, trong thời gian qua, các công ty: Trường Thọ, Xuân Thành, Dầu khí 1, Vật liệu xây dựng Hà Tĩnh đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép, đi vào hoạt động khai thác. Trong quá trình bóc phong hóa lớp mặt ở các khu mỏ, lượng đất đá đã trôi theo dòng chảy làm bồi lấp đồng ruộng ở các vùng: Trọt Chuối, trọt Nắc, Cơn Tria, Cơn Dầu… Do lượng đất đá đổ xuống một lượng khá lớn, làm bồi lấp xuống đồng ruộng một lớp dày đặc. Ngoài ra, nguồn nước tưới ở đập cơn Tria cho diện tích đất nông nghiệp nói trên cũng bị ảnh hưởng nên các hộ dân có đất ở đây không thể sản xuất nông nghiệp được.

Cùng đưa chúng tôi đến hiện trường, Bí thư Chi bộ thôn Tân Thắng Nguyễn Văn Tiếm và xóm trưởng thôn Tân Thắng Lê Thanh Hải cho biết: “Trước đây, cả khu vực rộng lớn này đều là đất 2 lúa, là nơi cung cấp lương thực cho người dân trong vùng. Đáng lẽ ra, trong những ngày này, người dân xóm Tân Thắng chúng tôi sẽ phải đang hối hả ra đồng để thu hoạch lúa Đông Xuân, chuẩn bị sản xuất vụ Hè Thu. Nhưng bây giờ, các thửa ruộng đã bị đất đá trên núi đổ về san lấp, không thể làm gì được. Thực trạng này đã diễn ra mấy năm, có gia đình đã bị đứt bữa…”.

Không chỉ làm ảnh hưởng đến ruộng vườn mà cả con đường đi sản xuất của xóm cũng đã bị các xe tải nặng vào lấy vật liệu cày xới, làm tan hoang. “Con đường này (đường đi từ Quốc lộ 12A vào nơi sản xuất của xóm Tân Thắng, cũng là đường đi vào các mỏ đá - PV), mùa mưa thì lầy lội, mùa nắng nóng lại bụi mù trời mù đất, không ai chịu được”. – cán bộ xóm Tân Thắng bức xúc.

Khai thác đá, phá... đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp của xóm Tân Thắng bị đất, đá bồi lấp

Sau khi để xảy ra tình trạng trên, cán bộ và nhân dân thôn Tân Thắng, chính quyền địa phương xã Kỳ Tân đã phối hợp với lãnh đạo các công ty khai thác đá đã họp nhiều lần để tìm phương án giải quyết. Theo thống kê của các bên liên quan, đã có 115 hộ, với khoảng trên 80 ngàn m2 đất nông nghiệp bị ảnh hưởng. Trong đó, các bên liên quan đã tính toán, mỏ đá Trường Thọ làm ảnh hưởng hơn 37 ngàn m2 đất lúa, gần 2 ngàn m2 đất màu, của 72 hộ; mỏ của Vật liệu xây dựng Hà Tĩnh làm ảnh hưởng hơn 17 ngàn m2 đất lúa, hơn 2,5 ngàn m2 đất màu, của 21 hộ; mỏ Xuân Thành làm ảnh hưởng trên 9 ngàn m2 đất lúa, gần 1 ngàn m2 đất màu, của 13 hộ; mỏ Dầu khí 1 làm ảnh hưởng trên 6 ngàn m2 đất lúa, gần 4 ngàn m2 đất màu, của 9 gia đình.

Để tạo điều kiện cho các mỏ đá hoạt động, khai thác lâu dài, các hộ dân thôn Tân Thắng đã thống nhất với các công ty sẽ đền bù vĩnh viễn diện tích đất bị ảnh hưởng. Và, các bên liên quan đã thống nhất kiểm đếm, tính toán, áp giá đền bù. Thế nhưng, sau một thời gian khá lâu, các công ty vẫn cứ chây ì, không thực hiện đền bù tiền cho người dân. Điều này đã khiến hàng trăm người dân bức xúc.

Khai thác đá, phá... đất nông nghiệp

Cán bộ xóm Tân Thắng bức xúc: "Các mỏ đá chây ì, không chịu đền bù cho người dân"

Ông Trương Đình Thuyến (Tân Thắng) bức xúc: “Mấy năm nay, khi mỏ Trường Thọ vào khai thác đá ở địa phương, diện tích ruộng 2 lúa của gia đình đã bị ảnh hưởng nặng nề, không thể sản xuất được. Công ty Trường Thọ đã hứa khắc phục trả lại mặt bằng cho dân sản xuất nhưng không thực hiện; khi thống nhất đền bù thì lại chây ì, không giải quyết, thanh toán”.

Ông Trương Vĩnh Phúc (Tân Thắng) nói: “Các bên liên quan đã kiểm tra kỹ về hạng đất, công ty đã thống nhất đền bù cho dân và ký vào văn bản rồi. Nhưng không hiểu sao họ vẫn chưa thanh toán cho chúng tôi?!”.

Nói về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Kỳ Tân Lê Văn Phâng cho biết thêm: “Ngày 21/2/2012, chính quyền địa phương, cán bộ, nhân dân thôn Tân Thắng và đại diện lãnh đạo của 4 công ty khai thác đá đã thống nhất đền bù vĩnh viễn diện tích cho các hộ dân. Từ đó đến nay, chính quyền xã đã gửi thông báo 3 lần cho các công ty về việc trả tiền bồi thường, hỗ trợ đất đai, tài sản cho các hộ dân do đất đá từ các mỏ đá trôi dập bồi lấp nhưng vẫn không thực hiện”.

Ông Phâng nói thêm, các công ty làm như vây là cố tình dây dưa, không thanh toán, làm mất niềm tin và ảnh hưởng đến quyền lợi của các hộ dân.

Trao đổi với phóng viên, ông Dương Đức Dưỡng (người phụ trách Công ty Dầu khí 1) cho biết: “Hiện nay, công ty đang gặp phải một số vấn đề khó khăn về vốn. Và, từ khi được cấp mỏ này đến nay ông chỉ có nhiệm vụ trong coi, chứ công ty chưa khai thác và bán m3 đá nào! Nên đã chậm việc thanh toán cho bà con”.

Các mỏ đá còn lại, khi chúng tôi cố gắng liên lạc với các chủ mỏ, người phụ trách mỏ để tìm hiểu nguyên nhân của sự chậm trễ này, đều bị biện dẫn lý do này, lý do khác, không thể gặp được.

Khi khai thác đá đã làm ảnh hưởng diện tích khá lớn của hơn 100 hộ dân nhưng chính quyền địa phương, nhân dân ở thôn Tân Thắng nói riêng và xã Kỳ Tân nói chung vẫn đã tạo điều kiện cho các công ty hoạt động trong một thời gian dài để tìm ra hướng giải quyết. Thế nhưng, khi đã cam kết đền bù diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng của các hộ dân thì các công ty khai thác đá vẫn chây ì, trốn tránh trách nhiệm.

Đề nghị các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để giải quyết dứt điểm đem lại quyền lợi cho hàng trăm người dân thôn Tân Thắng.

Theo baohatinh.vn

 Tags: khai thác

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm437
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại871,855
  • Tổng lượt truy cập92,045,584
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây