Học tập đạo đức HCM

Không cần đất, chỉ cần một nắm giá thể đủ nuôi lớn cả giàn dưa lưới

Thứ ba - 24/10/2017 20:41
Chỉ cần một nắm giá thể to bằng quả chanh, anh Trần Phúc Hậu (ấp 6, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP.HCM) vẫn có thể nuôi lớn cả giàn dưa lưới tràn trề sức sống. Bí quyết nằm ở hệ thống thủy canh đối lưu vốn chưa mấy ai áp dụng để trồng dưa lưới ở Việt Nam.
   
Ngoài trồng dưa lưới, trang trại Mekong Farm của anh Hậu còn trồng rau các loại, cũng là nơi tham quan học tập mô hình nông nghiệp công nghệ cao của nhiều địa phương những năm qua.

Trồng dưa không cần… đất

 khong can dat, chi can mot nam gia the du nuoi lon ca gian dua luoi hinh anh 1

Nhân công chăm sóc vườn dưa lưới ở Mekong Farm.  Ảnh: N.V

"Mỗi cây trồng từ lúc còn nhỏ đến khi thu hoạch, chi phí dinh dưỡng khoảng hơn 10.000 đồng, đầu tư ban đầu cho trang trại 3.000m2 cũng ngót ngét 700 triệu đồng. Tính ra, chi phí ban đầu cao hơn các mô hình khác nhưng hiệu quả thu lại khá tốt: giá thể nhỏ, hệ thống thủy canh có thể trồng 18 - 20 năm, kiểm soát dịch bệnh tốt…”.

Anh Trần Đình Hậu 

Vốn là “dân kinh doanh”, cách đây vài năm, anh Hậu bén duyên với nông nghiệp. Từ Thái Lan, anh về Việt Nam, chọn thuê hơn 3.000m2 đất ở huyện Bình Chánh, TP.HCM để trồng trọt. Ngoài 2.000m2 làm văn phòng và trồng rau các loại, anh Hậu dành 1.000m2 xây dựng 9 nhà màng trồng dưa lưới.

1.000m2 trồng được khoảng 3.000 dây dưa và chỉ cần 2 người chăm sóc. Bằng cách luân phiên “xuống giống” giữa các nhà màng, cứ mỗi tuần anh Hậu lại có 1 nhà tới lứa thu hoạch, sản lượng khoảng 400 – 600kg dưa, tùy loại.

Ở nhiều vườn dưa lưới, nếu mỗi dây chỉ nuôi được một trái thì tại Mekong Farm, một dây cho đậu đến 2 trái, mà trái nào cũng “to, khỏe” ngang nhau là chuyện bình thường. Tất cả là nhờ công nghệ tưới và “khẩu phần” ăn được lập trình sẵn.

Đối với dưa cho 2 trái/1 cây, anh chọn giữ 2 trái dưa cách nhau 1 – 2 nấc lá để thời gian thu hoạch có thể xấp xỉ nhau, kiểu như các lứa dưa trong vườn “đồng trang đồng lứa”, chỉ cách nhau khoảng 1 tuần tuổi.

Anh Hậu phân tích, trồng dưa lưới bằng phương pháp thủy canh này ở Việt Nam chưa có người làm thương mại, một phần do chi phí cao. Thế nhưng, nếu tính kỹ, mô hình này lại mang về nhiều lợi thế hơn khi công chăm sóc ít vì có sẵn công nghệ được lập trình, cơ sở hạ tầng sử dụng được 15 – 20 năm, chất lượng dưa cũng vượt trội.

Đặt vấn đề dưa lưới trồng bằng thủy canh sẽ có vị nhạt, anh Hậu không chút do dự mời chúng tôi thưởng thức hương vị trái dưa vừa chín tới tươi rói, ngọt lịm ngay tại vườn. “Dù trồng thổ canh hay thủy canh thì cây dưa cũng phát triển nhờ vào dinh dưỡng cung cấp cho cây. Mình luôn cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách chuyên nghiệp” - anh Hậu tự tin.

Hiện tại, dưa lưới thủy canh của trang trại Mekong Farm được bán sỉ khoảng trên 50.000 đồng/kg tùy loại, phân phối ở các shop rau, nhà hàng trên địa bàn TP.HCM.

Đừng làm nông nếu thiếu đam mê

Kể lại quá trình khởi nghiệp, anh Hậu kể bản thân vốn làm kinh doanh, bén duyên với nông nghiệp từ bên… Thái Lan khi hùn vốn với vài người quen mở nhà hàng, trồng rau dưa các loại để cung cấp cho thực khách. Thời gian đầu, anh cũng tốn vài năm học nghề, thực tập ở các trang trại nông nghiệp công nghệ cao của Thái Lan.

Đến khi thấy tay nghề vững vàng, anh Hậu mới dám về Việt Nam để thử nghiệm trồng dưa. Khi được hỏi về cơ hội phát triển, anh Hậu thẳng thắn: “Nếu không có đam mê, tốt nhất đừng làm nông nghiệp!”

Quả thật, nhìn vườn dưa xanh mướt, lúc lắc quả, kẻ ngang kẻ dọc rất đẹp mắt, mấy ai biết được việc “chăm sóc một cây dưa là cả một công trình”, như lời anh Hậu nói. Trước hết là việc chọn giống. Do là giống cây trồng mới, gần như toàn bộ hạt giống dưa lưới anh Hậu phải nhập khẩu từ nước ngoài, giá từ 6.000 – 8.000 đồng/hạt bé tí tẹo. Có nhiều giống, anh Hậu trồng đi trồng lại vẫn… thất bại.

Còn khi canh tác, đối với hệ thống tưới nhỏ giọt, khi gặp vấn đề về dinh dưỡng hay dịch bệnh… chỉ chết một vài cây. Đối với hệ thống thủy canh, nếu cây “dính” bệnh hay thiếu chất, sẽ ảnh hưởng cả vườn ngay tức khắc.

Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập744
  • Hôm nay66,116
  • Tháng hiện tại802,226
  • Tổng lượt truy cập93,179,890
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây