Học tập đạo đức HCM

Không tái cơ cấu nông nghiệp theo kiểu phong trào

Thứ hai - 26/08/2013 20:22
Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp khẳng định tại tọa đàm 'Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với mô hình cánh đồng liên kết'.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp cùng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức tọa đàm “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với mô hình cánh đồng liên kết”.

Tọa đàm nhằm lấy ý kiến các chuyên gia, các cán bộ, lãnh đạo địa phương, các doanh nghiệp... để xây dựng, hoàn thiện và triển khai đề án Tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Tránh làm theo phong trào

Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một chủ trương lớn. Công việc này cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị, toàn dân và huy động cả các chuyên gia tư vấn. Trong lúc chúng ta nói quá nhiều đến tái cơ cấu, triển khai mô hình cánh đồng liên kết… cũng đã tạo sự hưng phấn nhất định trong cả hệ thống chính trị. Nhưng cần phải bình tĩnh lại và phân tích rõ nội hàm của tái cơ cấu, chỉ rõ những rủi ro có thể mắc phải, tránh làm theo phong trào. “Phải khắc phục ngay bệnh thấy Trung ương nói thì ta nói, thấy trung ương làm thì ta làm. Đồng thời, cũng khắc phục tình trạng có một số địa phương còn rụt rè, không dám đột phá”. 
 

Nhiều chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã, các sở ngành... tham gia tọa đàm đều cho rằng, tái cơ cấu nông nghiệp là việc làm cấp thiết để nâng cao đời sống nông dân

Với diện tích 500.000 ha, sản lượng thu hoạch 3 triệu tấn mỗi năm, tỉnh Đồng Tháp là một địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa gạo. Cùng với ưu thế về diện tích, sản lượng, Đồng Tháp còn có ưu thế về chế biến, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo tập trung ở Sa Đéc, Lấp Vò. Trong những năm gần đây, tỉnh đồng Đồng Tháp đã chủ trương kết nối giữa doanh nghiệp và nông dân xây dựng các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Bước đầu cách làm này cũng cho hiệu quả nhất định.

Đến hết vụ hè thu 2013, mô hình liên kết tại Đồng Tháp đã xây dựng được trên diện tích 10.000 ha. Hầu hết hộ nông dân sau khi liên kết đều phấn khởi vì có thu nhập cao hơn trước khi liên kết.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp tại Đồng Tháp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, canh tác kiểu nhỏ lẻ truyền thống, phần lớn bà con nông dân còn chưa quen với sản xuất theo hợp đồng. Số lượng nông dân tham gia liên kết còn ít nên dễ chịu ảnh hưởng rất lớn từ thị trường mua bán tự do bên ngoài.

Thậm chí trong lúc chính vụ, khi đưa lúa đi bán cho nhà máy chế biến lúa gạo, có nhiều lần các ghe chở lúa của bà con phải tập kết chờ 3-4 ngày mới đến lượt cân lúa.  Thực tế này nhiều bà con nông dân thấy rất phiền hà. Không ít trường hợp, khi giá lúa trên thị trường nhích lên cao hơn giá đã hợp đồng với nhà máy có liên kết, bà con vẫn bán lúa cho thương lái bên ngoài, với tâm lý thu hoạch sẽ nhanh hơn, được giá hơn...

Đây là một thực tế cản trở quá trình chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung hiện đại.

Cần hình thành các vùng chuyên canh

Theo TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện IPSARD, trong cách mạng, kháng chiến, nông dân là lực lượng chủ lực, nông thôn là địa bàn chiến lược. Trong thời kỳ đổi mới, nông nghiệp là mũi nhọn đột phá. Còn trong quá trình CNH-HĐH, nông nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng, nông nghiệp là cứu cánh cho nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện tại, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều vấn đề: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; bài toán về lao động nông thôn; bài toán tăng trưởng nông nghiệp…

Riêng với vấn đề tái cấu trúc nông nghiệp, TS Đặng Kim Sơn cho rằng, Đồng Tháp cần lựa chọn các ngành hàng có lợi thế để phát huy (như lúa gạo, cá da trơn, cây cảnh); phát triển các ngành hàng theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và lưu thông; chọn các công đoạn mấu chốt cần đột phá để xử lý; sử dụng khoa học công nghệ và cải tiến quản lý; phát huy sức mạnh liên kết của nông dân, thu hút đầu tư của doanh nghiệp. Cùng với đó, cần chấn chỉnh thị trường lao động, phát triển nguồn tài nguyên nhân lực.

Tức là Đồng Tháp cần tiếp tục giải phóng lực lượng sản xuất, tập trung đất đai lại, kéo vốn về nông thôn và đưa khoa học kỹ thuật vào ruộng đồng. Bên cạnh đó, cần gỡ vướng mắc về quan hệ sản xuất là liên kết các hộ nông dân vào hợp tác xã, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, đưa doanh nghiệp về nông thôn để chuyển đổi cơ cấu, tạo liên kết dọc trong chuỗi ngành hàng.

Về thượng tầng kiến trúc, TS Sơn đề nghị tỉnh Đồng Tháp cần xác định rõ lý luận phát triển; cải tiến quản lý nhà nước, nhất là về hành lang pháp lý, tổ chức lại bộ máy nhà nước ở cơ sở…

Khi xây dựng chuỗi giá trị, TS Sơn gợi ý Đồng Tháp cần hình thành các vùng chuyên canh. Trong đó, cần xây dựng các điểm hạt nhân để chế biến nông sản, tăng giá trị cho sản phẩm hỗ trợ cho vùng chuyên canh; cung cấp dịch vụ, đưa khoa học kỹ thuật vào để tăng giá trị; phải xử lý ngay các vướng mắc hiện tại trong sản xuất nông nghiệp…

Sản xuất theo chuỗi giá trị là việc làm quan trọng nhất quyết định đến thành bại của tái cơ cấu nông nghiệp. Ông Sơn phân tích ví dụ về thay đổi cơ cấu cây trồng, ngành hàng: Nhiều năm qua, Việt Nam xuất khẩu lúa gạo cao, nhưng tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao (trong đó có ĐBSCL). Tức là tuy xuất khẩu lúa gạo nhiều những tiền thu được ít, cuộc sống của người dân không được cải thiện. Điều này chứng tỏ cơ cấu sản xuất và hiệu quả có vấn đề.

TS Sơn cũng đề nghị Đồng Tháp cần tái cơ cấu thể chế nông thôn. Phải chuyển đổi lao động nông thôn theo các ngành hàng, chuyên môn hóa lao động nông dân; phát triển hiệp hội ngành hàng bằng xây dựng lực lượng tư nhân vững mạnh và hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác của nông dân; phát triển cộng đồng nông thôn.

Đồng thời, phải tăng đầu tư cho nông nghiệp (quan trọng là thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp…); đầu tư tập trung cả vào chế biến sau thu hoạch và xúc tiến thương mại; bảo quản nông sản, tránh thất thoát và giảm giá trị…/.
 

VOV online trân trọng là cầu nối để Đồng Tháp và cả nước chung sức “trả nợ” nông dân sao cho hiệu quả.

Mọi ý kiến đóng góp cho cho lộ trình Tái cơ cấu nông nghiệp, vui lòng nhập vào Ý KIẾN BẠN ĐỌC ngay cuối bài viết hoặc gửi tới hộp thư noidung@vovnews.vn, hay gửi trực tiếp tới hòm thư điện tử của TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn- Trưởng nhóm nghiên cứu “Đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030”; Email:dangkimson@ipsard.gov.vn

Trân trọng cảm ơn”!
Xuân Thân
Theo vov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Hôm nay29,048
  • Tháng hiện tại804,326
  • Tổng lượt truy cập91,978,055
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây