Bởi khuyến nông có lực lượng, có mạng lưới và có mô hình thực tế để thực hành...
Cơ sở dạy nghề đặc biệt
Không cần bỏ tiền xây trường, mở phòng học, nhưng nhờ cách làm sáng tạo, Trung tâm KN Hà Nam đã được Sở LĐ-TB&XH tỉnh chứng nhận là một cơ sở dạy nghề. Từ năm 2012 đến nay, các cơ sở tham gia dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tổ chức được 39 lớp với 7 nghề.
Trong đó, Trung tâm KN trực tiếp tổ chức tuyển sinh và giảng dạy 21 lớp nghề (trồng lúa năng suất cao; nhân giống nấm; trồng ngô; rau an toàn; chẩn đoán bệnh thuỷ sản; nuôi và phòng bệnh cho lợn trên nền đệm lót sinh học; sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi). Trung tâm phối hợp với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức thêm 18 lớp nghề để đáp ứng nhu cầu học tập của LĐNT.
Ông Lại Văn Hiếu cho biết: "Ngoài 40 cán bộ KN biên chế của Trung tâm KN tỉnh và các trạm huyện, chúng tôi còn có 106 khuyến nông viên cơ sở hoạt động tại các xã, trong đó 70 KNV cơ sở đã tốt nghiệp hệ đại học, có bằng sư phạm và chứng chỉ dạy học các chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. Đây là đội ngũ giảng viên chủ lực, đảm trách nhiệm vụ đứng lớp giảng bài cho LĐNT.
Phòng Thông tin - Huấn luyện đào tạo của Trung tâm KN tỉnh có trách nhiệm quản lý dạy nghề (như một phòng giáo vụ của một trường), tư vấn lên chương trình bài giảng, thời khoá biểu, đồng thời phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, Chi cục Phát triển nông thôn để kiểm tra, giám sát định kỳ theo chỉ đạo của Sở NN-PTNT. Quy trình tuyển sinh, dạy và học theo đúng quy định (có quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, Ban quản lý lớp học, Chủ nhiệm bộ môn, Ban nội quy thi…).
Việc thiếu trang thiết bị dạy học và mô hình thực hành cũng là vấn đề lớn đối với KN. Theo bà Nga, các Trạm KN huyện rất thiếu hệ thống máy chiếu, khi tổ chức lớp học phải huy động từ trung tâm xuống. |
Địa điểm học tập là các hội trường của thôn, HTX nông nghiệp hoặc nhà giáo dục cộng đồng xã. Học viên được thực hành ngay trên đồng ruộng, chuồng trại của địa phương mình. “Nếu KN có đủ năng lực tài chính để xây hệ thống trung tâm dạy nghề nông nghiệp tại các huyện thì cũng rất lãng phí, bởi quãng đường từ xã lên huyện tương đối xa. Nhiều người không có điều kiện theo học. Vác họ lên họ cũng không lên được”, bà Vũ Thị Nga, PGĐ Trung tâm KN Hà Nam chia sẻ.
Bám sát các dự án của tỉnh
Bà Nga cho biết, năm 2013 Trung tâm KN nhận được gần 10.000 đơn đăng ký học nghề nông nghiệp nhưng chỉ tiêu tuyển sinh không quá 1.000 người.
"Chủ trương của chúng tôi là đào tạo có trọng tâm, trọng điểm; dạy đến đâu hiệu quả đến đó, không chạy theo số lượng. Để làm được điều đó, trung tâm sẽ căn cứ vào các dự án phát triển nông nghiệp của UBND tỉnh và Sở NN-PTNT, từ đó điều tra nhu cầu học nghề của LĐNT. Nơi nào đăng ký đủ số lượng thì chúng tôi sẽ mở lớp.
Đối với các nghề trồng trọt, các địa phương dễ dàng xây dựng được mô hình để các học viên thực hành. Nhưng đối với các nghề chăn nuôi thì khó, vì các trang trại lớn thường phải tuân thủ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. |
Cụ thể năm 2014, tỉnh triển khai mạnh các dự án phát triển chăn nuôi bò sữa; trồng nấm ăn, nuôi gà, lợn trên đệm lót sinh học và trồng rau an toàn. Chúng tôi sẽ ưu tiên tuyển sinh đào tạo các nghề này để học viên sau khi kết thúc khóa học có cơ hội nhận được hỗ trợ phát triển SX của tỉnh", bà Nga chia sẻ.
Tuy nhiên theo ông Hiếu thì việc đào tạo nghề cho LĐNT gặp phải không ít khó khăn. Thứ nhất là đội ngũ KNV cơ sở (làm việc hợp đồng) không ổn định, mà biến động theo từng năm bởi đồng lương quá ít ỏi. Ở nhiều nơi, do mức trợ cấp quá bèo bọt, KNV thường phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác như Chủ tịch Hội Nông dân; trưởng thôn…
“Mỗi đợt thi tuyển công chức, trung tâm mất đi một số lượng KNV cơ sở có kinh nghiệm. Đội ngũ KNV bổ sung thêm lại phải đào tạo lại nên rất mất thời gian và công sức”, ông Hiếu nói.
Cũng theo ông Hiếu, chương trình khung về trình độ sơ cấp nghề đối với các ngành nông nghiệp đang thực sự làm khó các Trung tâm KN trong việc thực hiện Đề án 1956. Đối với các nghề trồng trọt như trồng lúa, ngô, rau rút... không cần phải dạy đến 3 tháng là nông dân có thể nắm bắt được toàn bộ kiến thức rồi.
Trên thực tế, họ bỏ ra 3 tháng để học một nghề, sau đó áp dụng kiến thức đã học trên 5 - 6 sào ruộng thì không thể giàu được. Họ không mặn mà. Trung tâm rất muốn rút ngắn số buổi học nhưng vẫn bắt buộc phải tuân thủ chương trình đào tạo chung.
Cơ chế hỗ trợ người học cũng chưa hợp lý bởi không ít LĐNT tham gia các lớp học là lao động chính của gia đình. Trong khi đó, cơ sở dạy nghề không được tạm ứng trước tiền hỗ trợ ăn uống, đi lại cho các đối tượng chính sách, khó khăn. Mức hỗ trợ cũng vẫn còn quá thấp.
“Có học viên than thở với tôi là với 15.000 đồng/ngày học thì chỉ đủ để mua 3 bắp ngô, không thể đảm bảo sức khoẻ được. Bên cạnh đó, họ còn phải có nghĩa vụ chăm sóc con cái, bố mẹ già nữa. Bởi vậy, Trung ương cần xem xét và nâng mức hỗ trợ cho các đối tượng chính sách và người khó khăn để họ yên tâm học tập”, bà Vũ Thị Nga kiến nghị.
Nguồn: nonggnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;