Học tập đạo đức HCM

Kì công ủ phân gà bón măng tây xanh, giá đã cao còn "cháy hàng"

Chủ nhật - 01/10/2017 00:20
Không giống như các nhà vườn khác, trang trại Đức Lập ở thôn Hương Vân, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) quyết định chuyển hướng trồng măng tây xanh theo quy trình VietGAP. Tuy năng suất thấp hơn so với cách trồng thông thường nhưng bù lại giá thường cao hơn từ 20.000 - 30.000 đồng. Mỗi năm trừ chi phí lãi gần 400 triệu.
 
   
 

 ki cong u phan ga bon mang tay xanh, gia da cao con 'chay hang' hinh anh 1

Thu hoạch măng tây xanh

Qua thực tế sản xuất thì cây măng tây xanh khá phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Bắc Ninh và cho hiệu quá kinh tế khá cao. Tuy nhiên việc sản xuất còn phân tán, nhỏ lẻ. Việc bón phân và công tác phòng trừ dịch hại còn chưa tuân thủ chặt nguyên tắc "4 đúng". Chất lượng sản phẩm chưa tạo được thương hiệu, giá cả bấp bênh, phụ thuộc vào các doanh nghiệp thu mua.

Nhận thấy được điều đó, từ một trang trại sản xuất măng tây xanh thông thường, đến cuối năm 2015 trang trại Đức Lập đã chuyển hướng sản xuất theo quy trình VietGAP. Đảm bảo nghiêm ngặt những quy định về nguồn nước, đất trồng và sản phẩm được kiểm tra định kỳ của các cơ quan chuyên môn. Phân bón sử dụng là phân gà được ủ trấu đã hoai mục nhằm cải tạo và tăng cường chất dinh dưỡng cho đất.

Trang trại cũng xây dựng bể chứa diện tích 50m³ dùng để ủ phân gà. Nguồn nước tưới cũng được xử lý để đảm bảo đúng quy định. Từ đó hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn VietGAP. Thi thoảng có cây bị nấm hoặc rỉ sắt, trang trại phải sự dụng thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ để phun hoặc ngắt bỏ để tránh lây lan sang cây khác.

Ngoài ra, do không sử dụng thuốc trừ cỏ nên trang trại cũng tốn nhiều công làm cỏ hơn so với thông thường. Năm đầu để 5 - 7 cây/khóm. Từ năm thứ hai trở đi để 3 - 5 cây/ khóm. Thi thoảng tỉa bỏ những cây già. Sử dụng ≥ 70% phân hữu cơ. Khi chăm sóc không để cây mẹ quá tốt khiến mầm không bứt lên được.

 ki cong u phan ga bon mang tay xanh, gia da cao con 'chay hang' hinh anh 2

Sản phẩm măng tây xanh Đức Lập

Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Mạnh Cường, một trong ba người cùng hùn vốn đầu tư thuê đất xây dựng trang trại Đức Lập cho biết: Từ cuối năm 2014 các anh thuê 1ha đất tại thôn Hương Vân, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du. Sau đó cải tạo đất, quy hoạch trồng măng tây xanh. Vừa làm vừa học hỏi, những lứa măng tây xanh đầu tiên được thu hoạch và tiêu thụ thuận lợi.

"Chỉ có bảo đảm chất lượng, làm cho người tiêu dùng tin vào sự an toàn của sản phẩm, mới khiến họ bỏ tiền ra mua sản phẩm với giá cao hơn. Sau khi tìm hiểu, đầu năm 2016, chúng tôi chuyển hướng trồng măng tây xanh theo quy trình VietGAP", anh Cường nói.

Do áp dụng sản xuất hữu cơ, sản lượng măng tây xanh của trang trại Đức Lập thấp hơn so với các cơ sở sản xuất thông thường, chỉ đạt 1,3 tấn/tháng, trung bình 20 tấn/năm và vào mùa đông thấp hơn.

Đổi lại, từ khi được chứng nhận VietGAP, các sản phẩm có tem nhãn rõ ràng, giá bán cao hơn sản phẩm thông thường từ 20.000 - 30.000 đồng, đạt 80.000 - 100.000 đồng/kg. Năm 2016, thu nhập từ măng tây xanh được 800 - 900 triệu, sau khi trừ chi phí cho lãi gần 400 triệu. Nhờ vậy, trang trại đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh trao bằng khen là cơ sở có sản phẩm tiêu biểu giai đoạn 2007 - 2017.

Đầu năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh, măng tây xanh Đức Lập được đề cử là 1 trong 3 sản phẩm tiêu biểu của tỉnh. Có tiếng như vậy nên thị trường tiêu thụ măng tây xanh Đức Lập rất rộng mở, nhiều siêu thị, cửa hàng ở Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh cũng tìm đến đặt mua lâu dài. Đồng thời, sản phẩm được tiếp cận hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại như tham gia các hội chợ, triển lãm… quảng bá đến đông đảo người tiêu dùng.

Theo danviet.vn

 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập971
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại752,555
  • Tổng lượt truy cập93,130,219
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây