Học tập đạo đức HCM

Kiếm tiền triệu mỗi chuyến đi câu cá ngát không cần mồi

Thứ tư - 01/08/2018 19:10
Nghề câu kiều ở Cà Mau rất độc đáo đó là đi câu mà không cần mồi. Thường dân đi câu hay "dính" cá ngát nhất. Bình quân mỗi chuyến câu cá ngát dân cũng kiếm được tiền triệu...

Câu kiều là nghề đã có từ lâu ở tỉnh Cà Mau. Đây là loại hình khai thác thủy sản ven bờ khá phổ biến. Nhờ đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, nhiều ngư dân ở xã Tân Hải, huyện Phú Tân đã có thu nhập ổn định với nghề.

Phát triển hình thức đánh bắt bền vững

Theo người dân địa phương, câu kiều là hình thức đánh bắt khá đơn giản, nhưng điểm đặc biệt là lưỡi câu dùng để bắt cá không cần đến mồi mà dựa theo nguyên lý nước chảy dưới biển. Đây cũng là phương thức đánh bắt được nhiều ngư dân ít vốn thực hiện.

Ông Nguyễn Hải Đăng - Phó Chủ tịch Hội ND xã Tân Hải - cho biết: Với sự hỗ trợ của Hội ND, Tổ hợp tác đánh bắt câu kiều được thành lập vào tháng 8.2016 với 15 thành viên. Thời gian sau, nhận thấy nghề câu kiểu khá phát triển tại địa phương, nhiều hộ muốn mở rộng quy mô nhưng bị thiếu vốn nên không đầu tư ổn định được.

 kiem tien trieu moi chuyen di cau ca ngat khong can moi hinh anh 1

Ông Nguyễn Văn Dững cho biết, mỗi giàn câu thế này  có chiều dài khoảng 30m.   Ảnh: C.L

“Chính vì vậy, tháng 2.2017, được sự đồng tình, nhất trí của Hội ND cấp trên, Hội ND xã đã triển khai dự án sử dụng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân để giải ngân cho 15 hộ đánh bắt câu kiều vay, với tổng số tiền là 150 triệu đồng trong thời gian 12 tháng. Hiện dự án này mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được gia hạn thêm một năm nữa để tạo điều kiện cho các hộ phát triển mô hình này” - ông Đăng thông tin. Cũng theo ông Đăng, các phương tiện đánh bắt thuỷ sản khác khai thác gần bờ trước nay thường mang tính chất huỷ diệt, không đảm bảo việc phát triển thủy sản bền vững. Riêng câu kiều chỉ bắt được các loại cá lớn nên bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản.

Tăng thu nhập cho ngư dân

Theo các thành viên Tổ hợp tác đánh bắt câu kiều, số vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân được bà con vay tuy không lớn, nhưng là đồng tiền kịp thời giúp các hộ mua sắm mới, cải tạo, sửa chữa, đóng mới phương tiện, thiết bị dụng cụ đánh bắt.

Ông Nguyễn Văn Dững - thành viên Tổ hợp tác đánh bắt câu kiều cho biết: “Đánh bắt câu kiều là hình thức thả câu không cần mồi, chủ yếu dính các loại cá da trơn, trong đó cá ngát là nhiều nhất. Mỗi chuyến đi thường đi 2 người, sau khi trừ chi phí tôi có thể thu về khoảng 700-800 nghìn đồng. Đây là nghề chính của gia đình nên nhờ có vốn hỗ trợ của Hội ND nên tôi có điều kiện bám biển”.

Câu kiều sử dụng 1 dây dài, cách khoảng 20cm mắc 1 lưỡi câu, đoạn dây buộc lưỡi cũng có độ dài khoảng 20-30cm, cách khoảng 2m gắn 1 cái phao nhỏ, sao cho khi thả xuống biển giàn câu sẽ nổi cách đáy biển tầm 20-30cm. Cách khoảng 100m thì có 1 cột cờ đánh dấu đường câu đi qua và báo hiệu cho các phương tiện khác biết để mà tránh.

Còn ông Dương Thanh Quang - thành viên Tổ hợp tác đánh bắt câu kiều chia sẻ: “Gia đình tôi cũng theo nghề này gần chục năm nay. Do đánh bắt gần bờ nên có thể đi được nhiều tháng trong năm, chỉ nghỉ khoảng 4 tháng biển động. Nếu lúc nào trúng có thể thu về 2 - 3 triệu đồng/chuyến.  Các loại cá đánh bắt bằng nghề câu kiều thương lái rất thích mua, giá cả ổn định”.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Trần Duy Thanh - Chi hội trưởng Chi hội ND ấp Cái Cám, xã Tân Hải - cho hay: Câu kiều là nghề truyền thống ở địa phương, tạo thu nhập ổn định cho khá nhiều ngư dân. Hiện nay, nhờ đồng vốn Quỹ Hỗ trợ ND của Hội ND mà nhiều hộ có điều kiện ra khơi vững vàng hơn. Ngoài ra, để tương trợ lẫn nhau, mỗi thành viên sẽ hùn vốn 100.000 đồng/tháng, hiện đã được 33 triệu đồng, được cho vay xoay vòng. Được Hội ND hỗ trợ vốn và hướng dẫn sản xuất, nhiều ngư dân rất phấn khởi.

 
Theo danviet.vn
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại230,412
  • Tổng lượt truy cập85,137,448
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây