Tiêu hủy trứng bẩn tại Hà Lan Ảnh: Lirelactu.fr
Tại Bỉ và Hà Lan, nơi khởi phát của vụ bê bối, hơn 200 trang trại nuôi gà lấy trứng đã bị nhiễm độc sau khi tẩy trùng chuồng trại bằng các sản phẩm có chứa Fipronil, một loại thuốc diệt khuẩn bị cấm sử dụng trong chăn nuôi gia cầm. Điều nguy hiểm là nếu dư lượng Fipronil trong thực phẩm cao có thể gây ra các bệnh về thận, gan và tuyến giáp ở người. Đức và Pháp, nơi các trang trại trực tiếp bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm bán gà, đã lên tiếng chỉ trích nhằm vào Bỉ và Hà Lan. Cũng tại Đức và Pháp, hơn 200 trang trại nuôi gà lấy trứng đã bị nhiễm độc sau khi tẩy trùng chuồng trại bằng các sản phẩm có chứa Fipronil - loại thuốc diệt khuẩn bị cấm sử dụng trong lĩnh chăn nuôi gia cầm dùng làm thực phẩm. Trước làn sóng chỉ trích từ các nước láng giềng, Chính phủ Hà Lan thừa nhận đã phạm sai lầm trong quản lý vụ bê bối trứng gà “bẩn” nhưng bác bỏ tất cả các cáo buộc về việc ém nhẹm thông tin. Bộ trưởng Y tế Hà Lan Edith Schippers lý giải, do không tìm thấy chứng cứ cho thấy chất Fipronil.
Trước những tranh cãi này, Ủy viên Phụ trách an toàn thực phẩm của EU đã kêu gọi tiến hành cuộc họp cấp Bộ trưởng cùng các cơ quan giám sát thảo luận về vụ bê bối trứng “bẩn” vào đầu tháng 9 tới để tìm cách giải quyết vấn đề và rút ra những bài học hơn là buộc tội lẫn nhau.
Vụ bê bối trứng “bẩn” đang khiến ngành chăn nuôi của Hà Lan điêu đứng, trong bối cảnh ngành này vừa phải đối mặt với dịch cúm gia cầm. Trước đó, nhà chức trách Hà Lan cho biết đã tạm thời đóng cửa khoảng 138 trang trại chăn nuôi gia cầm ở nước này sau khi phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu Fipronil trên các mẫu trứng, thịt và phân động vật.
Sau khi Đức và Hà Lan thu hồi hàng triệu quả trứng gà bị nhiễm độc tại các siêu thị; Thụy Điển và Thụy Sĩ cũng có động thái tương tự. Trong khi đó, Anh và Pháp cũng đã thông báo một lượng trứng nhiễm bẩn có thể đã được nhập vào các nước này. Ngày 8/8, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cũng đã ra chỉ thị siết chặt kiểm soát việc nhập khẩu trứng từ Hà Lan. Mới đây, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc cho biết một số sản phẩm trứng của nước này đã bị nhiễm thuốc trừ sâu Fipronil có thể có tính độc hại. Cụ thể, một số trứng tại một trang trại nuôi 80.000 con gà mái ở Namyangju, phía Đông thủ đô Seoul, đã bị phát hiện chứa thuốc trừ sâu Fipronil vào ngày 14/8. Trang trại này mỗi ngày cung cấp khoảng 25.000 quả trứng. Bộ trên đã tạm thời cấm các trang trại nuôi hơn 3.000 con gà mái sản xuất trứng từ ngày 15/8 để tiến hành kiểm tra.
Nhằm đối phó với vụ bê bối trứng “bẩn” đang ngày càng lan rộng, các nước châu Âu đã nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Cơ quan An toàn thực phẩm của Bỉ (AFSCA) đã mở cuộc điều tra hình sự về vụ bê bối trứng “bẩn” này. Bộ Nông nghiệp Pháp cũng đã ban hành quyết định thanh tra toàn bộ các nhà máy chế biến, sản xuất sản phẩm từ trứng trên cả nước. Tại Đức, Bộ Nông nghiệp khuyến cáo người tiêu dùng nên kiểm tra trứng đã mua bằng cách đối chiếu với danh sách các công ty cung ứng trong diện nghi vấn được đăng tải trên mạng internet.
Thực tế cho thấy, các vụ bê bối về thực phẩm “bẩn” đang là nỗi lo của người tiêu dùng châu Âu. Để ngăn chặn các vụ bê bối thực phẩm “bẩn” ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các nhà chức trách còn đặc biệt cần đến lương tâm của người kinh doanh. Bởi ở những quốc gia tiên tiến hiện đại trên, những vấn đề về an toàn thực phẩm vẫn luôn được coi trọng và giám sát chặt chẽ?
Vụ bê bối trứng “bẩn” làm hoang mang dư luận nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, theo quan sát của ông, hệ thống siêu thị ở Hà Nội hiện không bán các sản phẩm trứng gà nhập khẩu từ thị trường Hà Lan. Trứng gà bẩn nhiễm thuốc trừ sâu Fipronil không có nhiều cơ hội nhập khẩu vào Việt Nam do nguồn cung trứng gà ở Việt Nam khá dồi dào, thừa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mặc dù vậy, ông Phú vẫn cảnh báo, nếu việc kiểm soát lỏng lẻo thì những sản phẩm kém chất lượng vẫn có thể thâm nhập vào thị trường trong nước.
Nguồn: nguoichannnuoi.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;