Học tập đạo đức HCM

Kinh tế trang trại: Hình ảnh nông nghiệp trong tương lai

Thứ ba - 28/05/2013 03:34
Nếu năm 2000, cả nước có 3.075 trang trại (TT) thì đến năm 2005 đã có 5.916 TT (bình quân tăng 18,47%/năm) và đến năm 2012 tăng lên hơn 30.000 TT, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Kinh tế TT đã thể hiện được vai trò của mình trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và được coi là xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại.

Theo báo cáo của Ban Kinh tế trang trại và Ngành nghề nông thôn (Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn lực nông thôn Việt Nam, trực thuộc Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam), kinh tế trang trại (KTTT) ở nước ta đã hình thành từ lâu, nhưng phải tới mấy năm gần đây mới phát triển mạnh mẽ. Có thể nói, việc thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 4, Nghị quyết 10–NQ/TW của Bộ Chính trị (tháng 4/1988) về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho sự ra đời của KTTT. Đặc biệt là sau khi Luật Đất đai ra đời vào năm 1993 đã giúp mô hình kinh tế này phát triển khá nhanh và đa dạng, đem lại lợi ích to lớn cả về kinh tế và xã hội cho các vùng nông thôn. Trong đó, điều dễ nhận thấy là KTTT đã sử dụng có hiệu quả nguồn lợi đất đai, tạo nhiều việc làm cho người lao động, hình thành các mô hình sản xuất mới. 

Từ KTTT, nông dân tích lũy được vốn, kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất, tích tụ được ruộng đất, từ đó thúc đẩy hình thành các nhà máy chế biến tập trung, tạo điều kiện thu hút lao động nông thôn cũng như sự phân công lao động, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo và thúc đẩy quá trình XDNTM. 

Hiện, bình quân một TT ở nước ta có diện tích 6,6ha, trong đó có những tỉnh quy mô đất đai của một TT khá cao như Nghệ An (12,96ha), Yên Bái (10,17ha); vốn đầu tư cho mỗi TT khoảng 291,4 triệu đồng, trong đó cao nhất là Đắk Lắk (619,5 triệu đồng), thấp nhất là Yên Bái (96,33 triệu đồng). Nguồn vốn của TT chủ yếu là vốn tự có (chiếm 91,3%), vốn vay 8,7%, trong đó vay trực tiếp của ngân hàng chiếm 48,08%. Khảo sát cho thấy, quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân đạt khoảng 92 triệu đồng/TT; thu nhập bình quân 44 triệu đồng/TT/năm, của người lao động trong TT đạt khoảng 16 triệu đồng/năm. 

Các nhà kinh tế cho rằng, khoảng 20 năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về nông nghiệp, lúc đó nông dân chỉ còn dưới 50% lao động, và có thể nói, KTTT chính là hình ảnh của nền kinh tế hộ nông dân trong tương lai, chiếm vị trí quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp, với khoảng 70-80% giá trị sản lượng toàn ngành. 

Theo báo cáo của 30 Hội Làm vườn tỉnh, thành phố trên cả nước, trong năm 2011, các địa phương đã cải tạo được 12.300ha vườn tạp, trồng mới 7.500ha vườn cây ăn quả, mở rộng nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, trồng rừng kinh tế..., trong đó, xuất hiện nhiều mô hình VAC cho thu nhập cao, lên tới 300 - 500 triệu đồng/năm. Đặc biệt, những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế VAC theo quy trình VietGAP đang được mở rộng, nhất là ở các tỉnh phía Nam, nơi có những vườn cây ăn quả tập trung đã được cấp chứng chỉ GAP như thanh long, vú sữa, măng cụt, nhãn, chôm chôm… 

Thêm vào đó là quy định thời hạn giao đất làm trang trại chưa phù hợp; vốn hỗ trợ KTTT còn ít, lãi suất cao và thời gian cho vay ngắn, chưa nói tới việc tiếp cận; công tác quy hoạch, định hướng chưa rõ ràng; nhiều cơ chế, chính sách chưa sát thực tế..., làm cho KTTT vẫn ở dạng tự phát, sản xuất quảng canh là chính.

Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển KTTT cũng gặp không ít khó khăn như tình hình nhập lậu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản diễn biến phức tạp; sự thờ ơ, không quyết tâm với phát triển KTTT của một số địa phương; nhận thức của nhiều người tiêu dùng còn hạn chế khi chạy theo giá cả mà không coi trọng chất lượng sản phẩm; sản phẩm do một số TT làm ra chất lượng không đồng đều nên khó cạnh tranh trên thị trường…

Tại hội thảo: “Phát triển trang trại và vai trò của kinh tế trang trại trong nền kinh tế quốc dân” do Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn lực nông thôn Việt Nam tổ chức, TS. Bùi Sĩ Tiếu, Phó chủ tịch Trung ương HLV Việt Nam cho rằng, để KTTT phát triển bền vững nên hình thành một tổ chức hoặc câu lạc bộ để thu hút các chủ trang trại tham gia. Câu lạc bộ này có trách nhiệm cung cấp thông tin về giống cây - con mới, thị trường cho các chủ trang trại, là nơi giao lưu, tập huấn, phổ biến kiến thức kỹ thuật; liên doanh, liên kết để chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm... “Nếu tập hợp được các chủ trang trại trong một tổ chức có điều lệ hoạt động rõ ràng thì chắc chắn sức mạnh sẽ được nhân lên”, ông Tiếu nói. 

 

GS.TS.Ngô Thế Dân, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương HLV Việt Nam:

Hiện nay, CLB TT ở các địa phương hoạt động khá hiệu quả, nhưng để tập hợp các CLB lại thì cần có tổ chức ở Trung ương với tiêu chí, mục đích hoạt động rõ ràng (trong Điều lệ của HLV cũng cho phép thành lập CLB). 


Theo tôi, hoạt động của CLB TT phải đảm bảo 4 nộidung chính: Khâu nối hệ thống các TT của Hội ở các địa phương; thông tin cho chủ TT về tiến bộ kỹ thuật, thị trường, tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ nông sản; tổ chức giao lưu, tham quan học hỏi kinh nghiệm, tôn vinh những chủ trang trại giỏi; đề xuất, tham mưu cho ngành chức năng, chính quyền địa phương về các cơ chế, chính sách hỗ trợ KTTT phát triển.


Nguyễn Hạ - Ngọc Ánh (kinhtenongthon.com.vn)

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập371
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm370
  • Hôm nay28,413
  • Tháng hiện tại154,975
  • Tổng lượt truy cập85,062,011
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây