Học tập đạo đức HCM

Kỳ vọng nông nghiệp Việt - Hàn

Chủ nhật - 14/12/2014 23:20
Việt Nam có thể vươn lên thành quốc gia SX nông nghiệp quan trọng nhất của Hàn Quốc.
Kỳ vọng nông nghiệp Việt - Hàn
Nhiều giống ớt của Hàn Quốc thích ứng mạnh với điều kiện khí hậu của miền Bắc VN

Đó là nhận định của các chuyên gia thuộc Viện Khoa học nông nghiệp VN (VAAS), dựa trên những thành tựu nổi trội trong công tác nghiên cứu, chuyển giao KH-CN giữa Việt Nam - Hàn Quốc.

Phổ cập các giống rau Hàn

Cơ hội chiếm lĩnh thị trường nông sản tại “xứ sở kim chi” đang ngày càng mở rộng cho VN. Sớm nhận ra được điểm này, Tổng cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KOPIA) đã nhanh chóng thúc đẩy việc hợp tác giao lưu với VN thông qua ký kết những biên bản ghi nhớ và thành lập Trung tâm KOPIA Việt Nam vào tháng 5/2009.

Động thái mạnh mẽ nhất cho sự hợp tác quốc tế này là việc KOPIA Việt Nam tiến hành thí nghiệm tuyển chọn các giống rau của Hàn Quốc thích ứng với các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới ở VN dưới hình thức hợp tác nghiên cứu với Viện Nghiên cứu rau quả (Viện Khoa học nông nghiệp VN).

Hằng năm, dự án tiếp nhận từ 50 - 130 giống rau đang được trồng ở Hàn Quốc như cải thảo, cải củ, ớt, xà lách, hành lá…, từ đó thẩm định khả năng thích ứng của từng loại trong điều kiện sinh thái khí hậu tại địa phương ở VN.

Đến nay, đã xuất hiện nhiều giống rau không chỉ thích ứng với khu vực miền Bắc VN mà còn có năng suất, chất lượng vượt trội hơn hẳn so với các giống bản địa.

Nổi bật hơn cả là giống cải củ Song Jeong, có năng suất cao hơn 23 - 189%/vụ (tùy từng đồng đất) so với giống ở VN đang trồng phổ biến, cả về kích thước lẫn chất lượng đều vượt trội. Giống ớt High Fly cũng có năng suất tăng 58% so với giống ở VN đang trồng, chất lượng tốt và ít bị sâu bệnh.

Cả hai giống này đều đã được công nhận giống quốc gia VN. Để phổ cập sớm các giống rau triển vọng này của Hàn Quốc đến nông dân, KOPIA Việt Nam đã triển khai xây dựng nhiều mô hình trình diễn. Tại các mô hình này, sản lượng giống rau của Hàn Quốc đã tăng bình quân 2,1 lần, thu nhập của nông dân tăng bình quân 7,5 lần so với các giống rau bản địa của VN.

Năm 2013, tại huyện Đông Triều, Quảng Ninh, mô hình trình diễn 6 giống cây trồng của Hàn Quốc là bí ngô, ớt, khoai tây, hành lá, củ cải và khoai lang đã giúp thu nhập của người nông dân tăng lên 655% so với trước đây.

Tuy nhiên, các chuyên gia của Viện Khoa học nông nghiệp VN cho rằng: Việc cung cấp hạt giống của các doanh nghiệp giống Hàn Quốc vẫn chưa ổn định. Do vậy vấn đề cấp bách đặt ra là các doanh nghiệp hạt giống Hàn Quốc cần bước vào thị trường VN và xây dựng một hệ thống cung cấp hạt giống phục vụ cho SX trong nước.

Ông Lee Seonghee, GĐ Trung tâm KOPIA Việt Nam cho biết: "Sắp tới, thông qua việc trao đổi nguồn gen nấm có giá trị giữa hai quốc gia, chúng ta sẽ tìm ra những giống nấm ăn chất lượng cao của VN và có kế hoạch đưa vào sử dụng ở Hàn Quốc".

Việc KOPIA Việt Nam “mở biên” chọn tạo các giống rau Hàn Quốc ở Đà Lạt (Lâm Đồng), khu vực cao nguyên có khí hậu mát mẻ quanh năm có thể trồng các loại rau cao cấp và ở khu vực lân cận TP.HCM có khí hậu nhiệt đới và nhiều kiều bào Hàn Quốc đang sinh sống, đã minh chứng cho mối quan hệ hợp tác quốc tế bền chặt và không ngừng phát triển giữa hai quốc gia.

Các đơn vị tham gia dự án kỳ vọng có thể cung cấp được nguồn rau củ cho người Hàn Quốc đang sinh sống ở VN, cũng như đảm bảo nguồn rau nguyên liệu thông qua việc ký kết hợp đồng trồng trọt với các doanh nghiệp nhập khẩu rau khô của Hàn Quốc.

Đưa nấm Việt vào thị trường Hàn

Khác với Hàn Quốc, cây trồng ở VN luôn có mật độ côn trùng, sâu bệnh hại cao. Chúng có khả năng lan rộng ngay cả trong điều kiện thời tiết mùa đông.

KOPIA Việt Nam đã chuyển giao kỹ thuật SX khoai tây giống sạch bệnh của Hàn Quốc cho VN, giúp nâng cao chất lượng và tăng sản lượng bình quân 29%; đồng thời hỗ trợ cho việc nhân giống giống lạc có tính kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, phục vụ việc sớm phổ cập giống tới người nông dân.

Theo các chuyên gia, trên thực tế hiện nay, việc thu thập và phân loại các giống nấm ở VN vẫn chưa hoàn chỉnh và thông tin về tình hình SX cũng chưa đạt tiêu chuẩn. Thời gian qua, KOPIA Việt Nam đã khảo sát và thu thập được 16 giống, nguồn gen nấm.

Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng các giống nấm trước đó chưa được được áp dụng đúng phương pháp như nấm linh chi, nấm sò trắng, nấm sò vàng, mộc nhĩ… đã được cải thiện dưới sự tư vấn của các chuyên gia về nấm Hàn Quốc, từ đó đóng góp rất lớn vào việc nâng cao năng suất và giảm giá thành SX nấm ở VN.

Theo Nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập997
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm996
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,959
  • Tổng lượt truy cập93,167,623
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây