Học tập đạo đức HCM

Kỳ vọng sự ổn định chính sách năm 2015

Thứ hai - 02/03/2015 02:49
Năm 2015, nền kinh tế được dự báo có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng phấn đấu khoảng 6,2%, lạm phát khoảng 5%...

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đang hiện hữu, như tình hình sản xuất - kinh doanh (SX-KD) phục hồi chậm, các doanh nghiệp (DN) còn khó khăn; áp lực của việc tham gia các hiệp định thương mại tự do,... Trong hoàn cảnh đó, cộng đồng DN hy vọng năm 2015, các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô tiếp tục được hoàn thiện, ổn định hơn, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo lập và duy trì được hành lang pháp lý để DN thực hiện tốt nhiệm vụ SX-KD.

Bốc xếp hàng hóa tại cảng Hải Phòng.

Gỡ khó cho doanh nghiệp

Năm 2015 được dự báo sẽ còn chịu nhiều dư âm của tình hình kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát, nhóm các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, khi thị trường tài chính thế giới đã từng bước đi vào ổn định, dòng vốn đổ vào các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đã tăng do các nền kinh tế này thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng hơn và giữ lãi suất ở mức thấp,... Đồng thời, trong bối cảnh giá dầu mỏ giảm sâu và khả năng ổn định ở mức thấp trong năm 2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ khởi sắc, tuy nhiên thấp hơn so với dự báo trước đó.

Theo thống kê năm 2014, ở trong nước, có hơn 70 nghìn DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký hơn 432 nghìn tỷ đồng; số vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới trong năm đạt 5,8 tỷ đồng (tăng 11,5% so năm 2013). Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tháo gỡ khó khăn cho DN, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết và chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong các lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội (BHXH),... Việc chính thức triển khai cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế, theo tính toán, đã góp phần giảm 10 đến 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho DN.

Thời gian nộp BHXH giảm được 100 giờ, xuống còn 235 giờ/năm; thời gian thực hiện TTHC về thành lập, tổ chức lại, giải thể DN giảm 50%, riêng thời gian thành lập DN giảm từ 34 ngày xuống còn 17 ngày. Báo cáo chỉ số kinh doanh năm 2014 công bố mới đây cho thấy, "sức khỏe" của cộng đồng DN đang ổn định, năm ngành có sự cải thiện rõ rệt gồm du lịch, đa ngành, không phân ngành, hóa chất, công nghiệp nhẹ.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song thời gian qua, việc cải thiện môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng thu hút đầu tư, hiệu quả SXKD và sức cạnh tranh của DN. Tại kỳ họp QH vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng thắn cho rằng, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực. Năm 2015, Chính phủ xác định thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, trong đó lấy DN là trọng tâm.

Xuất hiện những điểm sáng

Theo Bộ Tài chính, bước vào năm 2015, nhìn chung, kinh tế Việt Nam đã xuất hiện những điểm sáng tích cực: CPI tháng 1 tiếp tục giảm 0,2% so tháng trước; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 17,5%, tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13%; thị trường chứng khoán có bước phục hồi; xuất khẩu đạt 12,9 tỷ USD, tăng 9,7% so cùng kỳ,... Còn trong thực tế hoạt động, hầu hết các DN đều cho rằng, việc tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh có vai trò rất quan trọng. Tổng giám đốc Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) Lê Hoàng Hải cho biết, theo quan điểm của các DN có vốn đầu tư của DATC, để tiếp tục trụ vững và hoạt động hiệu quả, Chính phủ cần tập trung tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và chủ động đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Đồng thời, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho DN và người dân. Chỉ khi có hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi, chặt chẽ và minh bạch, công bằng, mọi DN sẽ tự động tuân thủ trong cạnh tranh bình đẳng. Từ đó, mới có nền tảng để thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, DN và nền kinh tế - Tổng giám đốc Lê Hoàng Hải nhận xét.

Đồng quan điểm này, Giám đốc kinh doanh Liên hiệp HTX thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co-op) Nguyễn Vũ Toàn cho biết, các DN đều mong muốn trong năm 2015, Nhà nước và cộng đồng DN sẽ tiếp tục quyết liệt thực hiện việc vận hành đồng bộ, thông suốt các loại thị trường như hàng hóa, lao động, tài chính, bất động sản, khoa học - công nghệ. Đối với DN sản xuất, kinh doanh, rất cần thực hiện phân bổ nguồn lực và quản lý giá theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, cộng đồng DN còn quan tâm huy động nguồn lực tài chính, nhân sự cho DN hoạt động hiệu quả. Trong mặt bằng chung, hiện các DN đều vấp phải khó khăn khi tiếp cận vốn (nhất là DN nhỏ và vừa) do không có tài sản thế chấp.

Ngay tại TP Hồ Chí Minh, quỹ tín dụng cho DN đã có nhưng cũng chưa đi sâu vào đời sống DN, và đây là vấn đề lớn cần tháo gỡ cho DN hiện nay.

Theo Báo cáo cập nhật về Môi trường kinh doanh công bố tháng 10-2014 của WB (số liệu tính đến tháng 6-2014), xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 21 bậc, từ 99 lên 78 trong số 189. Theo công bố tháng 9-2014 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng hai bậc, từ 70 lên 68 trong số 148 nền kinh tế. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam (Moody's nâng từ mức B2 lên B1, Fitch nâng từ B+ lên BBvà đều đánh giá với triển vọng ổn định).

 
(Nguồn tin:Nhân Dân)  
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập757
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại798,648
  • Tổng lượt truy cập93,176,312
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây