Trước khi bén duyên với con lươn, ông Vững từng làm nghề buôn bán nhiều năm và ông nhận thấy thị trường tiêu thụ về con lươn rất lớn, mà trong khi nguồn lươn khai thác ngày càng cạn kiệt. Vốn sẵn có trong người máu mê làm nông nghiệp từ nhỏ nên ông bắt đầu lên mạng tìm hiểu về các mô hình nuôi lươn thành công để học hỏi kĩ thuật.
"Thấy ở trong Nam nhiều người nuôi lươn không bùn thành công và cho hiệu quả khá cao thì lúc ý tôi mới nghĩ trong đầu là: Trong nam nuôi được thì ngoài bắc cũng sẽ nuôi được" " ông Vững tâm sự.
Ông Hà Văn Vững đang đi kiểm tra đàn lươn của gia đình.
Sau khi nắm vững được kĩ thuật nuôi, đầu năm 2015 , ông xây dựng hơn 200m2 bể và đi mua 100kg lươn giống ở Phú Thọ về nuôi. Nhưng được khoảng 3 ngày sau, số lươn đó chết hàng loạt khiến ông vô cùng chán nản. Qua quá trình tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến số lươn đó bị chết là do chất lượng con giống không đảm bảo, chủ yếu là đi bắt ở ngoài tự nhiên nên dẫn đến chất lượng kém.
Năm 2016 là cột mốc đánh dấu sự thành công của người đàn ông đam mê chăn nuôi này khi nuôi thành công lươn không bùn, mở ra triển vọng cho nghề nuôi tại địa phương.” Sau lần chết đó, tôi tiếp tục mua hơn 100kg lươn giống về nuôi thì tỉ lệ sống chỉ đạt khoảng 50%, sau khi trừ chi phí tính ra cũng chỉ hòa vốn . Những lần nuôi tiếp theo tỉ lệ lươn sống cũng cao dần lên và cũng mau lớn hơn và bắt đầu cho hiệu quả kinh tế" ông Vững chia sẻ.
"Lươn nuôi rất đơn giản, nuôi theo mô hình lươn không bùn tiết kiệm nhiều chi phí, dễ quản lý, chăm sóc, nhu cầu tiêu thụ loại lươn này rất lớn, tận dụng được diện tích đất nhỏ trong gia đình để nuôi” ông Vững chia sẻ.
Hiện tại, chỉ với 200m2 bể nhưng mỗi năm gia đình ông Vững xuất ra thị trường hơn 1 tấn lươn thương phẩm, được bán với giá trung bình khoảng 160.000 đồng/1kg. Sau khi trừ hết chi phí gia đình ông vững lãi 70-100 triệu đồng.
"Nuôi con lươn này khá nhàn nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại vật nuôi khác. Vì đất có hạn nên chỉ xây được 200m2 bể, sắp tới gia đình sẽ thuê thêm đất để mở rộng mô hình thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều." ông Vững cho biết.
Để giảm chi phí và chủ động nguồn thức ăn, ông Vững nuôi hơn 400m2 giun quế để làm thức ăn cho lươn.
Ông Hà Văn Vững cho hay, lươn là loại động vật ăn tạp nên thức ăn của nó khá dễ kiếm, nhưng thức ăn tốt nhất của nó là giun, vì con giun có hàm lượng đạm cao nên rất phù hợp cho lươn phát triển." Hiện tôi đang nuôi hơn 400m2 giun quế để làm thức ăn cho lươn, vừa hạ được chi phí thức ăn mà con lượn lại lớn rất nhanh, ít bị dịch bệnh." ông Vũ tiết lộ.
Cũng theo ông Hà, lươn giống loại 60- 80 con/1kg, sau khi nuôi khoảng 7 tháng là đạt trọng lượng trung bình khoảng 1,8 lạng/con, cá biệt có những con đạt trọng lượng 3- 4 lạng. Cứ 1 kg lươn giống thì sẽ cho khoảng 8kg lươn thương phẩm và tiêu tốn hết khoảng 4kg thức ăn.
Chia sẻ về kĩ thuật nuôi, ông Vững cho biết, lươn là loại động vật khá dễ nuôi, ít bị dịch bệnh và phàm ăn. Thức ăn ưa thích của nó là cá tạp và giun, trong bể nuôi cần có sàn để cho lươn chui rúc. Ngoài ra, trong quá trình nuôi cần thay tháo nước và dọn dẹp bể thường xuyên, cần chú ý quan sát để có cách giải quyết kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.
Bạn đọc có nhu cầu học hỏi kinh nghiệm xin liên hệ với ông Vững qua sdt 0988 703 806.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;