Học tập đạo đức HCM

Lại thêm “quả đắng” vì trồng sắn

Thứ hai - 29/10/2012 04:28
Giống như nông dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, người trồng sắn ở Phú Thọ đang khóc dở mếu dở vì sắn đến kỳ thu hoạch mà nhà máy chưa hoạt động, giá giảm liên tục, không có người thu mua. Một lần nữa, bà con lại hứng chịu “quả đắng”…

Nhà máy xây dựng không đảm bảo tiến độ ảnh hưởng đến các hộ trồng sắn ở Phú Thọ.

Bài 1: Khắc khoải chờ nhà máy

Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol miền Bắc ở Tam Nông (Phú Thọ) có công suất 100.000m3/năm với tổng vốn gần 60 triệu USD, được khởi công từ tháng 6/2009, do Tổng công ty Dầu Việt Nam (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2011. Thế nhưng, đến nay, nhà máy chưa xây dựng xong và chưa biết tới khi nào mới thu mua sắn của nông dân.

 

Giá rẻ, công cao, nông dân lỗ nặng

Con đường đất ngoằn ngoèo đưa chúng tôi vào khu đồi sắn của gia đình anh Hà Văn Cần ở xã Thu Ngạc (Tân Sơn). Năm ngoái, anh trồng gần 7ha sắn cao sản KM94. Đến khi thu hoạch, sắn loại tốt, thuận tiện vận chuyển mới bán được với giá 800 - 700 đồng/kg, còn lại chỉ bán ở mức 500 – 600 đồng/kg. Trừ công trồng, chăm bón, thuê người thu hoạch và tiền làm đường, tính ra không có lãi. Vì vậy, anh không thu hoạch. Nương sắn nhà anh năm nay đã thành “rừng sắn”.

Anh Cần tâm sự: “Đã làm ra sản phẩm thì người nào cũng muốn tiêu thụ được, nhưng so đi tính lại, công sức bỏ ra nhiều mà giá quá thấp nên tôi không thu hoạch, đỡ mất công thuê người nhổ”.

Không riêng gia đình anh Cần mà nhiều nhà có sắn trồng xa đường giao thông cũng không dám thu hoạch vì sợ lỗ. Chị Phùng Thị Nhàn ở xã Mỹ Thuận trăn trở: “Bán với giá 8.000 đồng/10kg thì làm sao có lời được”.

Người dân huyện miền núi Tân Sơn cho biết, vụ sắn năm ngoái, người của nhà máy xuống tận xã hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng và thâm canh sắn cao sản KM94. Thấy nhà máy đang xây dựng, ngày hoàn thành cũng được ấn định nên nhiều gia đình hoàn toàn tin tưởng mở rộng diện tích trồng sắn, hy vọng có thu nhập cao. Thậm chí, nhiều hộ còn phá bỏ diện tích trồng các loại cây khác chuyển sang trồng sắn.

Người trồng sắn không có lỗi

Lâu nay, khi nông sản mất giá, người ta hay đổ lỗi vì bà con làm theo phong trào. Tuy nhiên, với người trồng sắn ở Phú Thọ thì không phải vậy. Họ sản xuất theo kế hoạch của nhà máy, lại được chính quyền khuyến khích.

Khi xây dựng Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol miền Bắc, để đảm bảo hoạt động ổn định, cần vùng sắn và mía nguyên liệu khoảng 35.000ha; Phú Thọ là một trong những tỉnh được ưu tiên lựa chọn. Ngoài 4.000ha đất chuyên canh sắn, người dân nơi đây còn mở rộng diện tích trồng sắn bằng cách trồng xen với cây lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hơn 9.000ha. Nhà máy cũng phối hợp với Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên hướng dẫn kỹ thuật canh tác giống sắn cao sản cho bà con. Năm 2011, tổng sản lượng sắn toàn tỉnh Phú Thọ đạt hơn 400.000 tấn.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ cho biết, để chuẩn bị nguồn nguyên liệu, năm 2011, nhà máy Ethanol cho không giống để nông dân trồng 1.000ha sắn KM94 tại các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Cẩm Khê… Những tưởng người dân sẽ đổi đời nhờ sắn, nào ngờ nhà máy “trục trặc”, không kịp đưa vào sản xuất theo kế hoạch. Năm ngoái, nhà máy không mua sắn của nông dân.

Cũng theo ông Sơn, khi khuyến khích nông dân trồng sắn cao sản KM94, nhà máy hứa mua sắn tươi với giá sàn thấp nhất 630 đồng/kg; còn bình thường mua theo giá thị trường, tuy nhiên, đó mới chỉ là nói miệng, chưa có văn bản. Hiện nhà máy chưa đặt vấn đề mua sắn nguyên liệu vụ này của nông dân.

Ông Hà Văn Việt, Chủ tịch UBND xã Thu Ngạc (huyện Tân Sơn) cho biết: “Năm nay, diện tích sắn trồng đã giảm đáng kể, người dân chuyển sang trồng các loại cây khác. Nếu năm ngoái xã trồng gần 180ha sắn thì mùa này chỉ còn hơn 50ha. Dù giảm diện tích nhưng đầu ra cho cây sắn vẫn đang là nỗi lo lớn của người dân và chính quyền địa phương”.

Còn hơn 1 tháng nữa là tới mùa thu hoạch rộ, người trồng sắn Phú Thọ đang khắc khoải chờ đợi. Lẽ nào Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Ethanol miền Bắc lại tiếp tục lỗi hẹn? Để xảy ra cảnh dở khóc dở cười này, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

D.Phong - L.Nguyễn
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm187
  • Hôm nay45,286
  • Tháng hiện tại953,376
  • Tổng lượt truy cập92,127,105
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây