Học tập đạo đức HCM

Làm giàu ở nông thôn: 3 giờ sáng cắt rau răm, thu 20 triệu/tháng

Chủ nhật - 24/12/2017 18:38
Với diện tích gần 1,2ha hiện đang trồng rau răm, đều đặn mỗi ngày gia đình ông Ngụy Văn Ánh, ngụ ấp Bình Nguyên 2, xã Gia Bình, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) cắt được khoảng 800 – 900 bó, giá mỗi bó từ 800 đồng đến 1.000 đồng, thu hơn 20 triệu đồng/tháng.

Hơn 5 năm trước, gia đình ông Ngụy Văn Ánh bị thiếu đất sản xuất, phải đi làm thuê kiếm sống. Nhờ chuyển sang trồng cây rau răm, hiện nay gia đình ông Ánh đã thoát nghèo, thu nhập trung bình trên 200 triệu đồng/năm.

 lam giau o nong thon: 3 gio sang cat rau ram, thu 20 trieu/thang hinh anh 1

Ông Ngụy Văn Ánh đang hái rau răm để kịp giao cho các thương lái và bỏ mối các chợ.

Hàng ngày, thức dậy từ lúc 3 giờ sáng, vợ chồng ông Ánh ra đồng cắt rau răm, bó thành từng bó nhỏ và đem ra chợ bỏ mối cho các tiểu thương. Công việc tuy vất vả, phải thức khuya, dậy sớm nhưng bù lại, thu nhập từ cây rau răm đã không phụ lòng ông bà.

Ông Ánh tâm sự: “Cách đây hơn 5 năm, gia đình tôi rất khó khăn, chỉ có 5.000m2 đất trồng lúa của cha mẹ cho, sinh hoạt gia đình cứ thiếu trước hụt sau, hai vợ chồng phải đi làm thuê, làm mướn kiếm tiền trang trãi gia đình”.

Trong lúc khó khăn, chưa biết phải làm gì để phát triển kinh tế gia đình, một dịp tình cờ, ông cắt đám rau răm phía sau nhà đem ra chợ bán kiếm thêm chút tiền, ra đến chợ thì có nhiều người tranh mua, thấy vậy, ông quyết trồng thử 1.000m2.

Sau những thành công bước đầu, với đầu ra ổn định, đến nay gia đình ông Ánh đã tận dụng hết 5.000m2 đất của gia đình và thuê thêm gần 7.000m2 đất nữa để trồng cây rau răm.

Theo ông Ánh, cây rău răm rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và chi phí lại thấp. Thị trường tiêu thụ rau răm tăng trưởng mạnh, cây rau răm cho thu nhập hàng ngày, chứ không phải chờ đến vụ như trồng lúa, mà giá trị còn cao gấp ba, bốn lần.

Với diện tích gần 12.000m2 hiện đang trồng rau răm, đều đặn mỗi ngày gia đình ông Ánh cắt được khoảng 800 – 900 bó, giá mỗi bó từ 800 đồng đến 1.000 đồng, thu hơn 20 triệu đồng/tháng.

 lam giau o nong thon: 3 gio sang cat rau ram, thu 20 trieu/thang hinh anh 2

Rau răm được sử dụng làm gia vị trong món- Ảnh minh hoạ.

Hiện nay, toàn bộ rau răm của gia đình ông Ánh sau khi thu hoạch đã được các tiểu thương ở huyện Gò Dầu thu mua. Với việc chuyển đổi từ trồng lúa sang cây rau răm có hiệu quả như vậy, sắp tới, ông Ánh đang có dự định sẽ mở rộng đầu tư, trồng thêm 1ha nữa.

Theo ông Ánh, tính “thu nhập từ mô hình trồng rau răm lãi hơn nhiều so với trồng lúa, trồng rau răm tốn ít công lao động và chi phí đầu tư hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa vì thời gian bình thường khoảng 3 tháng mới thu hoạch, trong khi cây rau răm chỉ sau 1,5 tháng kể từ khi trồng là có thể thu hoạch được và nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch tới 3 đến 4 năm”. 

Việc chuyển đổi cây trồng từ diện tích đất trồng kém hiệu quả sang trồng các loại rau gia vị có năng suất và giá trị kinh tế hơn là hướng đi có hiệu quả, mà mô hình trồng rau răm của gia đình ông Ngụy Văn Ánh chính là điển hình.

Rau răm có vị cay tính ấm, có tinh dầu, là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong việc chế biến thức ăn như: cháo lươn, trứng vịt lộn, gà nộm...

Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. Rau răm được dùng cả lá và cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống.

Rau răm được sử dụng trong dân gian để trị các bệnh như tiêu hoá, cảm cúm sổ mũi, đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh, mụn nhọt...

(Theo suckhoedoisong)

 

 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập421
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm409
  • Hôm nay51,821
  • Tháng hiện tại827,099
  • Tổng lượt truy cập92,000,828
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây