Khu vườn na của ông Thông rộng 8 ha, trồng hơn 1.000 gốc na, với 2 loại na chính là na dai và na Thái cho trái "khổng lồ". Nhờ cách chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, có những cây na trong vườn của ông cho từ 50kg – 60kg quả mỗi mùa. Ước tính cả khu vườn của ông mỗi năm cho thu gần 30 tấn quả na, giá bán trung bình từ 25.000 đồng – 35.000 đồng/kg.
Cả vườn na của ông Thông cây nào cây nấy quả sai lúc lỉu
Hôm chúng tôi tới thăm, dưới cái nắng cháy da, cháy thịt nhưng ông Thông vẫn đang tất bật chăm sóc vườn na. Vườn na của ông hàng lối thẳng tắp, cây nào cũng xanh tốt, quả sai trĩu cành.
Ông Thành kể, hơn nửa đời người, ông Thành rời quê hương Hưng Yên lên vùng đất Mai Sơn khai hoang. Thời đó vùng đất này hoang vu, cỏ dại mọc um tùm, người dân trong vùng khai hoang được miếng đất nào đều trồng hết cây ngô, đậu, mía, chứ chưa ai trồng na. Hơn nữa, khi đó bà con trồng hoa quả cũng chưa có thị trường. Riêng gia đình ông gắn bó bền bỉ 13 năm liền với nghề trồng ngô. Vợ chồng ông làm lụng sớm tối mà cũng chỉ lo được cái ăn cho cả nhà.
Khu đất trồng na của ông Thông rộng gần 8 ha, mỗi năm cho thu hoạch 30 - 40 tấn na quả, lãi hơn nửa tỷ đồng/năm
Năm 2003, một số bà con trong vùng bắt đầu bỏ ngô sang trồng na, và gia đình ông cũng bắt chước làm theo. Cây na bén đất Mai Sơn từ đó. Quả na rất dễ ăn và đặc biệt là ở đất Mai Sơn, na chín muộn hơn so với các vùng khác, nên ông Thông tin rằng nó sẽ là cây hàng hóa mang lại kinh tế cao. Ông Thông đã cất công tìm đến các chủ vườn na lớn ngoài tỉnh, lấy mắt na dai ghép vào cây na địa phương. Chỉ sau một năm, cây na ghép cho quả. Quả na không những to hơn mà chất lượng ngon hơn so với giống na địa phương. Na ghép cũng bán được giá hơn. Mỗi cây cho từ 50 – 60 kg quả. Từ đó na dai được nhân rộng tại Mai Sơn. Trồng na trở thành mô hình làm giàu ở nông thôn Mai Sơn.
Những trái na Thái "khổng lồ" trong vườn na nhà ông Thông có trọng lượng gần 1kg, ăn vị thơm ngon
Thấy việc trồng na là hướng đi đúng, ông Thông chuyển toàn bộ diện tích đất của gia đình sang trồng na. Sau những vụ na, tích góp được vốn, ông mua thêm 3 ha đất của nông trường Tô Hiệu để cải tạo trồng thêm hơn 3 ha giống na Thái ra trái "khổng lồ". Để có giống na "khổng lồ" này, ông Thông không quản ngại đường xá xa xôi, ông vào Tây Ninh lấy cây về và nhân giống. Hiện giống na "khổng lồ" này đang cho quả to, ăn ngọt, trọng lượng từ 0,7 đến 1 kg/quả, giá trị cao gấp nhiều lần na dai, giá bán tại vườn là 100.000 đồng/kg.
Cũng vào trong thời điểm mở rộng diện tích trồng na, để nâng cao kinh nghiệm chăm sóc cây, ông đã lặn lội sang Lạng Sơn và vào mãi tận Tây Ninh để học hỏi kinh nghiệm tại các nhà vườn, kết hợp học thêm qua sách báo, tivi, internet... Tính đến nay, khu vườn của ông có trên 1.000 gốc na và đều đang cho quả. Đây là 1 trong những cách làm giàu ở nông thôn mà ông Thông áp dụng.
Hiện khu vườn na của ông Thông đang trong mùa thu hoạch
Nói về kinh nghiệm trồng na, ông Thông cho hay: So với các loại cây trồng khác thì na là loại cây khó tính, đặc biệt là cây na phải trồng ở những khu đất xốp, dễ thoát nước. Những khu đất sỏi, đất ngập úng dễ làm cây bị chết vì nhiều nước. Hơn nữa để cây ra hoa, kết quả tốt thì việc bón phân phải đúng quy định kết hợp vả phân chuồng, phân vi sinh. Việc thụ phấn cho cây na cũng rất cần thiết để quả to đều, đẹp hơn.
Ông thông cho rằng, chất lượng na Mai Sơn ngon không kém gì na Lạng Sơn, quả to, ngọt, thơm. Năm nào khách và thương lái cũng đổ xô đến mua.
Nhiều thương lái đến đặt mua na, chở về các tỉnh miền xuôi tiêu thu
Để tạo liên kết trong sản xuất, năm 2017, ông thành lập Hợp tác xã na Thanh Sơn, với 7 thành viên cùng tham gia và đều sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGap.
Với sản lượng na ngày một nhiều, ông Thông luôn trăn trở tìm đầu ra, ông tìm các mối liên hệ với các chợ đầu mối, siêu thị lớn ở một số thành phố lớn. Tin vui đến với ông, đầu vụ năm nay ông đã đưa quả na vào bán tại hệ thống siêu thị nông sản của Vincom tại thành phố Sơn La.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã