Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ nghề nguy hiểm

Thứ hai - 18/09/2017 18:40
Sinh năm 1982, đi bộ đội nghĩa vụ, xuất ngũ sau hơn 2 năm phục vụ trong quân đội, năm 2003 thì lấy vợ. Từ năm 2006, bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề nuôi rắn hổ mang phì và hổ mang trâu (hổ trâu) đã gặt hái được nhiều thành quả.

 

Chuồng rắn của anh Kiên

Đó là Vũ Văn Kiên ở thôn Hồng Sen, xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc). Hiện nay anh Kiên đứng tốp đầu danh sách các hộ nuôi rắn trong xã, với số lượng 660 con hổ mang phì và hơn 100 con hổ trâu.

Vào thập niên 80 của thế kỷ trước, ở Bạch Lưu cũng đã có nghề nuôi rắn. Nhưng lúc đó chỉ lác đác vài hộ, nuôi tự phát. Đi đầu là ông Nguyễn Quốc Bình và ông Trần Văn Minh. Đây là một nghề khó, nguy hiểm, nên chẳng mấy ai theo nghề. 

Mươi năm trở lại đây, do làm nghề nông vất vả, đất miền núi manh mún, nên nhiều hộ bắt đầu “tầm sư học đạo” đi học và nuôi rắn. Anh Kiên vốn có ông bố nuôi chính là ông Bình, nên quyết tâm đầu tư nuôi rắn. Hai giống rắn hổ mang phì và giống hổ trâu tuy là rắn dữ, rắn độc, nhưng có “đầu ra”. Đây cũng là loại rắn khỏe, ít khi bị mắc bệnh, được người dân trong vùng ưa chuộng. Bởi thế các giống rắn này phát triển tốt ở địa phương. 

Thời gian đầu, anh Kiên chấp nhận mua giống đắt. Khi thành rắn thương phẩm, lại tự mò tìm lên Móng Cái - Quảng Ninh, ra tận vùng biên giới để bán rắn sang Trung Quốc. Bây giờ đã có thương lái ổn định ở Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường (vùng nuôi rắn nổi tiếng của Vĩnh Phúc). Họ cung cấp giống (trứng rắn) và thu mua rắn thương phẩm theo cơ chế “thuận mua vừa bán”. 

Anh Kiên cho biết, nuôi rắn từ 1 năm rưỡi đến 2 năm cho xuất chuồng. Mỗi con rắn được nhốt riêng trong ô xây, kích thước cỡ 40 x 40cm. Các ô xây liền nhau. Từ lúc nuôi đến lúc xuất chuồng, rắn có trọng lượng bình quân 1,8 - 2kg/con. 

Theo anh Kiên, trừ chi phí, nếu lãi từ 1 triệu đổ lên, là cao. Thông thường lãi 500.000 - 600.000 đ/con. Do nuôi có kinh nghiệm nên đều có thuốc chữa trị khi rắn bị bệnh. Và cũng có bài thuốc chữa trị khi bị rắn cắn. 

Anh Kiên xòe tay cho xem vết rắn cắn chi chít. Anh cười: “Lúc đầu cũng sợ, sau rồi quen. Vả lại chữa rắn cắn đều là thứ thuốc gia truyền, nên rất yên tâm”. 

Những vết rắn cắn còn in hằn trên tay Vũ Văn Kiên

Chúng tôi hỏi, dùng tiền vay ngân hàng, sao anh dám đầu tư “khủng” như vậy? Anh Kiên trầm ngâm: “Không phải tôi mạo hiểm đâu. Cũng trải qua nhiều năm tháng thất bại. Rồi từ thất bại, rút ra bài học cay đắng, quyết tâm vực dậy. Thành công hôm nay chính là nhờ kinh nghiệm xương máu từ thất bại trước kia…”.

Thăm “trại rắn” của Vũ Văn Kiên, thấy cách nuôi khoa học, bài bản. Các ô rắn liền kề nhau. Khi cần bắt rất dễ. Anh Kiên cho biết, trước đây rắn được nuôi bằng cóc. Nay đã có thức ăn dễ kiếm và thuận lợi hơn. Đó là đến các trang trại nuôi gà, mua loại gà con “khuyết tật” (nhưng không phải loại gà bị bệnh) đem về, có dụng cụ vặt lông. Gà được vặt lông sạch, mới cho rắn ăn. Gần đây ngoài bán rắn thương phẩm, anh Kiên còn bán cả trứng rắn. Đây là loại trứng giống, đảm bảo ấp nở mới có “đầu ra”. Mỗi trứng bán từ 40.000 - 70.000 đ/quả. Cũng bán qua thương lái Vĩnh Sơn.

Khi chúng tôi hỏi, có thể khai thác được nọc rắn không? Anh Kiên cho biết: “Khi đã có nghề, thì khai thác nọc rắn không khó. Nhưng sở dĩ chưa đặt vấn đề khai thác nọc, vì “đầu ra”chưa có”. Điều anh Kiên nói khiến chúng tôi ngạc nhiên. Đây là loại dược liệu rất quý, vì sao lại không có cơ sở thu mua? Phải chăng họ chưa phát hiện ra “mỏ vàng” này, hay còn vướng víu thu tục, quy định gì chăng? Dù sao, cũng đang bỏ phí một nguồn dược liệu quý hiếm, chưa được khai thác, tận dụng.

Được biết hiện nay ở huyện Sông Lô chỉ mới xã Bạch Lưu có nghề nuôi rắn. Số hộ nuôi ở Bạch Lưu đã tới gần 200 hộ. Riêng thôn Hồng Sen hơn 10 hộ nuôi. Hộ nuôi ít nhất cũng trên 30 con. Hộ nhiều, như Vũ Văn Kiên, đã có ngót ngàn con. Đây là nghề chăn nuôi “xóa đói giảm nghèo” rất tốt. Nhưng không phải ai cũng làm được.
 
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập157
  • Hôm nay71,593
  • Tháng hiện tại902,320
  • Tổng lượt truy cập92,076,049
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây