Giống như nhiều mặt hàng thực phẩm khác, thị trường gạo hiện nay đang “loạn” không chỉ về giá mà còn cả về chất lượng, tên gọi cũng như nguồn gốc. Người tiêu dùng nhiều khi cảm thấy như lạc vào mê cung và cảm thấy vô cùng nghi ngại khi muốn tìm mua cho gia đình một loại gạo sạch, rõ nguồn gốc và đảm bảo chất lượng trong các siêu thị hay chợ.
Các thông tin cơ bản về chỉ tiêu chất lượng của gạo như độ ẩm, tỷ lệ tấm, tỷ lệ tạp chất, dư lượng thuốc trừ sâu… hầu như chưa được biết đến. Vậy làm thế nào để chọn được một loại gạo sạch cho gia đình? Một vài lưu ý sau sẽ giúp bạn có những bữa ăn ngon và đảm bảo cho sức khỏe gia đình.
Kiểm tra bằng gạo cảm quan
Những giống lúa thơm sau khi chế biến cho ra hạt gạo có hình dáng dài, ngắn, đục hoặc trong suốt khác nhau, nhưng đặc điểm chung dễ nhận biết là mùi thơm tự nhiên khi vốc nắm gạo lên. Chẳng hạn, điểm dễ nhận biết nhất ở sản phẩm gạo Trân Châu, gạo Nàng Xuân của VNF1 là kiểu hạt gạo thon dài, mảnh, đục và có mùi rất thơm. Do đó, người tiêu dùng khi mua gạo cần quan sát kỹ để chọn hạt gạo bóng, đẹp, khi ngửi có mùi thơm tự nhiên.
Đây cũng là cách để tránh mua phải gạo cũ, mốc hoặc gạo ướp hương liệu, phun hóa chất bởi chúng không thể có mùi thơm tự nhiên.
Người tiêu dùng nên chọn mua gạo có thương hiệu, các doanh nghiệp lớn đầu tư nguồn hàng, dây chuyền sản xuất cam kết chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được các tổ chức có uy tín cấp chứng chỉ, chứng nhận.
Tìm hiểu đặc tính gạo
Bên cạnh việc cảm nhận bằng cảm quan, việc dành đôi chút thời gian để tìm hiểu đặc tính gạo sẽ giúp bạn chọn đúng loại gạo hợp với khẩu vị của gia đình. Dựa vào đặc tính thì có thể chia thành hai dòng chính: dòng gạo dẻo và dòng gạo đậm cơm.
Dòng gạo dẻo của Công ty Cổ phần Phân phối và Bán lẻ VNF1, thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc gồm các sản phẩm được ưa chuộng như: Trân Châu, Nàng Xuân, Lài Sữa, Nam giao… Còn dòng gạo đậm cơm có một số loại phổ biến như: Bắc Hương, Tám Điện Biên, Ngọc Sương – giống gạo của Nhật …
Chú ý hạn sử dụng
Cũng giống như các mặt hàng thực phẩm khác, gạo cũng có hạn sử dụng và thông tin về ngày sản xuất cũng như hạn dùng luôn được ghi rõ trên các sản phẩm có nguồn gốc và thương hiệu rõ ràng như gạo Trân Châu, Nàng Xuân, Lài Sữa hay Nam Giao của công ty VNF1. Thời gian sử dụng tốt nhất là 3 tháng từ ngày sản xuất, sau thời gian đó, gạo có thể xuất hiện mọt và không còn ngọt ngon như ban đầu. Do đó, khi mua gạo bạn nên chọn sản phẩm có ghi rõ thời gian sản xuất cũng như hạn dùng để được tận hưởng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Lựa chọn gạo có thương hiệu
Dạo một vòng các siêu thị, các cửa hàng gạo có thể thấy rất nhiều thương hiệu gạo. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng đáng tin cậy vì ngay cả một số doanh nghiệp khi làm gạo cũng chưa có kiến thức chuyên sâu về các giống lúa hoặc chưa có nguồn nguyên liệu tốt nên chọn giải pháp pha trộn tạp nham các giống lại với nhau. Do đó, để mua được gạo ngon, người tiêu dùng cần chọn những loại có thương hiệu lớn và rõ nguồn gốc sản xuất.
Với mức giá từ 20 đến 27 nghìn đồng/kg, khách hàng có thể lựa chọn các dòng gạo cao cấp như Trân Châu, Nàng Xuân, Lài Sữa. Còn với mức giá từ 15 đến 20 nghìn đồng/kg, gạo Nam Giao, Bắc Hương là các sản phẩm chất lượng tốt do Công ty Cổ phần Phân phối và Bán lẻ VNF1 (http://gaovnf1.vn), thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc phân phối.
Một chuyên gia về lúa gạo phía công ty cổ phần phân phối - bán lẻ VNF1 cho biết: Bên cạnh yếu tố cảm nhận chất lượng gạo qua mùi hương, người tiêu dùng cũng cần kiểm tra kỹ đặc điểm hạt gạo và tham khảo thông tin về các sản phẩm gạo qua các kênh website của nhà phân phối lớn có thương hiệu. Việc mua gạo có thương hiệu tại các siêu thị, cửa hàng đại lý lớn sẽ giảm thiểu nguy cơ mua phải gạo kém chất lượng.
Hiện nay, ngoài dòng gạo thượng hạng (Trân Châu, Ngọc Sương ,Lài Sữa, Tám Điện Biên), thời điểm tháng 6- tháng 7 là thời gian thu hoạch lúa của hè thu tại miền Nam, VNF1 trân trọng giới thiệu tới người tiêu gạo Nàng Xuân – gạo mùa mới thời ngon thượng hạng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã