Học tập đạo đức HCM

Làng chiếu Quảng Trường vào xuân

Thứ năm - 21/02/2013 19:52
Khi không khí vui xuân vẫn còn lưu luyến trong mỗi nếp nhà thì nhiều hộ dân làm nghề dệt chiếu ở xã Quảng Trường (Quảng Xương-Thanh Hóa) đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cho một mùa sản xuất mới. Cùng với các nghề xây dựng, đồ mộc thì nghề dệt chiếu đã góp phần giải quyết việc làm cho 600 lao động tại Quảng Trường, giúp nhiều gia đình tăng thu nhập.

Nghề phụ, thu nhập chính

Theo thống kê, Quảng Trường hiện có 130 máy dệt chiếu, tăng 41 máy so với cùng kỳ năm 2011. Trong năm 2012, toàn xã tiêu thụ 390.000 tấn lác (cói), điều này cho thấy, việc đưa máy móc vào sản xuất chiếu không chỉ góp phần thay thế lao động thủ công mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ làm giàu.

Được biết, nghề dệt chiếu máy xuất hiện ở Quảng Trường khoảng 5 năm trở lại đây, nhưng do thu hút được nhiều lao động tại chỗ nên có thể nói, nghề này đã góp phần tạo ra diện mạo mới cho kinh tế của xã. Ban đầu, do người dân chưa mạnh dạn đầu tư, dệt chiếu máy còn lẻ tẻ, manh mún, nhưng sau khi thấy hiệu quả kinh tế tăng cao rõ rệt, nhiều gia đình đã mua tới 6 máy dệt chiếu. Ông Nguyễn Văn Bằng, hiện có 2 máy chia sẻ: “Nhà tôi làm chiếu với đủ loại kích thước khác nhau, mỗi lần được khoảng 2.000 đôi, quy ra tiền chừng 160 - 170 triệu đồng. Trừ chi phí, gia đình thu lãi 9-9,5 triệu đồng/tháng”.

Cũng theo ông Bằng, lao động phục vụ nghề dệt chiếu máy chủ yếu là chị em phụ nữ, phần lớn họ tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm chiếu. Công việc dệt chiếu máy bao gồm: đứng máy, đổ lác, nhặt lác, ghim chiếu,… Trung bình một người đứng máy thu nhập 80.000 đồng/10 giờ, đổ lác 60.000 đồng/9 giờ, nhặt lác 50.000 đồng/9 giờ.

Chị Lê Thị Loan, người đổ lác tại cơ sở sản xuất chiếu của gia đình bà Nguyễn Thị Thảo cho biết: “Gia đình đang nuôi con nhỏ, con lớn đứa nào cũng đi học nên phải tranh thủ làm thêm để kiếm tiền. Công việc đổ lác được khoảng 60.000 đồng/ngày, nếu làm đều đặn thì cũng có 1,8 triệu đồng/tháng”.

Chưa có đầu ra ổn định

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chiếu cói của Quảng Trường chủ yếu là các địa phương lân cận, một số tỉnh phía Nam và bắt đầu xuất sang Trung Quốc, Lào, tuy nhiên thị trường cũng không ổn định, người sản xuất không chủ động được đầu ra cho sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Thiềng ở thôn Châu Thanh than thở: Từ tháng 9/2012 tới nay, sức mua và giá chiếu giảm rõ rệt vì thương lái ít tới lấy hàng. Bình quân, một máy dệt chiếu sản xuất được 25 đôi chiếu/ngày. Giá bán hiện tại là 30.000 đồng/đôi chiếu 80cm, 35.000 đồng/đôi chiếu dài 1m, 40.000 đồng/đôi chiếu 1,2m; 43.000 - 45.000 đồng/đôi chiếu 1,4m; 65.000 - 70.000 đồng/đôi chiếu 1,5m; 70.000 - 75.000 đồng/đôi chiếu 1,6m. Nhưng do giá chiếu giảm, trong khi chi phí đầu vào tăng nên một số hộ đang giảm công suất.

“Trước đây, trung bình 1 tháng tôi có thể thu về 5 triệu đồng, nhưng hiện tại việc tiêu thụ chiếu rất khó khăn. Gia đình đang triển khai làm chiếu cho một đơn vị quân đội đặt hàng, mong là giá bán sẽ ổn định hơn”, bà Bùi Thị Hải, chủ một cơ sở sản xuất chiếu tâm sự.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Trường cho biết thêm: “Hiện, chi phí cho một máy dệt chiếu khá cao, máy mới khoảng 110 triệu đồng, máy cũ 80 - 90 triệu đồng. Giá máy cao, cộng với giá lác không ổn định, sản phẩm chiếu chưa khẳng định được thương hiệu nên việc tiêu thụ của bà con gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi đang tích cực phối hợp với ngân hàng để tạo cơ hội cho các hộ vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất, phát triển nghề chiếu, mong rằng thời gian tới, nghề dệt chiếu máy ở Quảng Trường sẽ bớt thăng trầm”.

Nguyễn Hương
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập542
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,564
  • Tổng lượt truy cập92,036,293
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây