Học tập đạo đức HCM

Làng nghề Cao khô xứ Lạng chờ trời nắng, làm xuyên đêm phục vụ Tết

Thứ tư - 06/12/2017 18:39
Đến xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, Lạng Sơn (hay còn gọi là Chợ Bãi) những ngày cuối năm này không khó để bắt gặp hình ảnh hàng dài dãy những mành cao khô (mì khô) trắng tăm tắp phơi trong sân. Người dân tại đây đang tranh thủ trời nắng khẩn trương làm những mẻ cao khô phục vụ cho nhu cầu dịp giáp tết.

Mì khô (dân địa phương thường gọi cao khô) là đặc sản của Lạng Sơn với hương thơm của gạo, vị dai, dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món. Nghề làm cao khô (mì khô) đã xuất hiện ở đây từ lâu đời. Nhiều gia đình tại đây hiện nay vẫn duy trì và phát triển nghề cha ông để lại này.

 lang nghe cao kho xu lang cho troi nang, lam xuyen dem phuc vu tet hinh anh 1

Tại đây hiện còn khoảng 10 hộ gia đình làm nghề cao khô.

Cao khô tại Yên Phúc – Văn Quan được làm bằng gạo bao thai hoặc gạo đoàn kết. Gạo sau khi được vo và rửa sạch, sẽ được xát thành bột mịn. Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều máy móc tiên tiến ra đời phục vụ nhu cầu của con người nên nhiều công đoạn làm mì đã được hỗ trợ cải tiến rất nhiều. Để làm ra mớ cao phải mất 3 ngày kỳ công trong việc chọn lựa kỹ càng, từ loại gạo bao thai hạt nhỏ trắng, đều, tròn cho đến các công đoạn xát bột, pha nước theo tỷ lệ, tráng bánh, phơi nắng cho khô rồi ngâm ủ nước sạch nửa ngày sau đó mới thái mỏng ra từng sợi nhỏ, dài, hóng gió để khô và bó lại thành từng mớ, đóng gói.

Bà Hoàng Thị Đươi (75 tuổi) cho biết đây là nghề truyền thống của gia đình. “Từ lúc bà làm dâu vào đây là bắt đầu theo mẹ chồng học  rồi lâu dần thành thuần thục như bây giờ”.

 lang nghe cao kho xu lang cho troi nang, lam xuyen dem phuc vu tet hinh anh 2

Bà Hoàng Thị Đươi nhanh tay mang những mành cao khô ra đón ánh nắng buổi sớm.

Quá trình làm cũng đòi hỏi những người khéo léo và cẩn thận. Từ lựa chọn gạo đã phải rất kỹ lưỡng vì cao giòn quá hoặc dẻo quá đều không ngon, bánh tráng ra bóng mượt phụ thuộc vào công đoạn xay mịn bột. “Nghề này cũng rất vất vả, 3 - 4h sáng bà đã phải dậy thái mì khô (bánh phở khô). Đây là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, vì khi xếp các miếng mì khô phải đúng chiều và cuốn lại cho đều, khi cắt ra sẽ đều và đẹp, dễ dàng dùng lạt buộc lại thành từng mớ”. Theo kinh nghiệm của bà Đươi, công đoạn pha bột là vô cùng quan trọng. “Phải pha nước vào bột theo tỷ lệ phù hợp, nếu đặc quá bánh phở sẽ bị cứng nhưng nếu loãng quá, bánh phở rất dễ bị nát và không dẻo. Vì vậy công đoạn này đòi hỏi người có kinh nghiệm làm lâu năm”.

 lang nghe cao kho xu lang cho troi nang, lam xuyen dem phuc vu tet hinh anh 3

Bà Đươi đã gắn bó với nghề này hơn 50 năm.

Bánh sau khi tráng sẽ được đem phơi nắng khô đều hai mặt. Sau đó sẽ được xếp lại cẩn thận nhúng nước cho mềm ra mới cho vào máy thái thành từng sợi. Công đoạn này cũng đòi hỏi người có kinh nghiệm, vì theo bà tùy từng mùa, nóng lạnh khác nhau mà sử dụng nước ở nhiệt độ khác nhau. “Như hiện nay trời đang lạnh, bà phải đun nước ấm để nhúng bánh phở khô vì như vậy bánh sẽ mềm và dẻo hơn”.

Ngày xưa ông cha ta thường xay bằng cối đá, một giờ xay được vài cân gạo và tráng bánh theo phương pháp thủ công. Nhưng hiện nay công nghệ cải tiến, người dân ở đây sử dụng máy xay xát, máy tráng, máy thái rất tiện lợi và năng suất. “Ngày xưa bà một ngày làm tráng được 30 cân gạo là mỏi nhừ rồi, nhưng bây giờ làm bằng máy năng suất hơn nhiều, một buổi có thể tráng được 200 - 300 cân gạo. Dù vất vả nhưng cao khô là sản phẩm tinh hoa của cha ông để lại nên vất vả mấy vẫn phải cố gắng lưu giữ nó”, bà Đươi tâm sự.

Chị Hoàng Thị Hương  - người có nhiều năm làm nghề cho biết: Bây giờ có sự hỗ trợ của máy móc thì khoảng 3 ngày xong một mẻ cao khô. “Giảm một nửa thời gian so với trước đây làm toàn bằng phương pháp thủ công”. Nhưng chỉ những ngày nắng bà con ở đây mới làm vì nếu trời mưa thì phải sấy rất vất vả nên những ngày nắng cả khu lại nhộn nhịp, tất bật hơn hẳn.

 lang nghe cao kho xu lang cho troi nang, lam xuyen dem phuc vu tet hinh anh 4

Công nghệ, máy móc hiện đại giúp thợ làm nghề tăng năng suất và đỡ vất vả hơn.

Trung bình một ngày gia đình chị làm được khoảng 800 bó. Nhờ làm nghề cao khô mà gia đình chị có thu nhập hơn trăm triệu/năm. Cao khô có thể để được 2- 3 tháng mà không hỏng nên rất đông khách phương xa từ Hà Nội, Nam Hà, Đắk Lắk, TPHCM…đến đặt mua. Người dân địa phương đi công tác, đi chơi xa đều lấy cao khô quê nhà để làm quà.

 lang nghe cao kho xu lang cho troi nang, lam xuyen dem phuc vu tet hinh anh 5

Sản phẩm cao khô được bó lại và đóng góicẩn thận.

 lang nghe cao kho xu lang cho troi nang, lam xuyen dem phuc vu tet hinh anh 6

Chị Hoàng Thị Hương tất bật đóng hàng cho khách, khách hàng chủ yếu đến tận nơi lấy với số lượng lớn.

Hiện nay, ở Chợ Bãi có khoảng 10 gia đình chuyên làm cao khô bán buôn hoặc bán lẻ. Giá cả lên xuống theo giá gạo bán trên thị trường, nhưng dao động ở mức từ 30.000 đến 35.000 đ/cọc (gồm 5 mớ). Cao khô góp phần giúp người dân nơi đây có thu nhập ổn định cuộc sống và là thứ đặc sản làm quà trong các chuyến đi xa.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm330
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại238,738
  • Tổng lượt truy cập85,145,774
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây