Học tập đạo đức HCM

Làng quê "oằn mình" vì rác thải

Thứ tư - 20/03/2013 09:10
Không chỉ ở các thành phố lớn mà giờ đây ở các vùng nông thôn, rác thải đang trở thành một gánh nặng khiến nhiều gia đình lẫn các cấp chính quyền địa phương phải đau đầu. Điều đáng nói là ngay cả những địa phương dù đã đạt chuẩn về “nông thôn mới”, thì vấn đề xử lý rác thải vẫn chưa được giải quyết triệt để.

 

“Thà cứ nông thôn cũ còn hơn”

Anh Nguyễn Văn Toàn, trú tại thôn Chúc Đồng, xã Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội) kể:“Thôn tôi ở thuộc diện “nông thôn mới” nên cán bộ thôn họp dân để phổ biến các quy chế mà các gia đình phải thực hiện, trong đó có quy định không được vứt rác thải bừa bãi như trước đây nữa mà phải để cho xe rác thu gom, tập kết vào nơi quy định.

Thôn cử ra một người (nhà có xe bò) làm nhiệm vụ thu gom rác thải. Rác thải trong thôn chỉ thu gom vào sáng chủ nhật, nhà nào hôm đó mà không đem rác ra cho xe thu gom thì phải tự đem đến bãi rác. Nếu phát hiện ra ai tự ý ném rác bừa bãi ra đường thì thôn sẽ phạt theo quy chế.

 

Hiện nay, xử lý rác thải sinh hoạt đang là một trong những vấn đềc
Hiện nay, xử lý rác thải sinh hoạt đang là một trong những vấn đềc "nóng" ở các làng quê.

 

Lúc đầu thì mọi người trong thôn rất đồng tình vì coi đây là biện pháp để bảo vệ môi trường. Một nhà trong thôn có xe bò nhận việc thu gom rác, với mức hỗ trợ của quỹ thôn là 400.000 đồng / tháng. Nhưng sau đó thì nảy sinh ra cái khó: Rác thải thu gom xong biết đổ ở đâu? Ở nông thôn, đâu có xe tải thu gom hay bãi tập kết rác thải như ở thành phố. Cuối cùng, lại phải họp thôn để lấy ý kiến”.

Anh Toàn cho biết, sau vài cuộc họp thôn, mọi người đành đồng ý với ý kiến “đổ tạm” rác ở cạnh sân bóng, rồi sau... tính tiếp. Kết quả là rác ngày càng nhiều, sân bóng trước đây giờ biến thành nơi tập kết rác. Đám thanh niên trong thôn chỉ còn biết thở dài: Chỉ vì cái chính sách “nông thôn mới” mà mất sân đá bóng. Biết thế thà cứ... nông thôn cũ còn hơn.

Ngoài ra, cũng theo anh Toàn, bất cập nhất là vì xe bò chỉ đi thu gom rác vào sáng chủ nhật nên rác thải cả tuần bị đắp dồn lại, mùi hôi thối bốc lên rất khó chịu.

“Có những lần, như thường lệ, sáng chủ nhật các gia đình trong thôn đem rác ra đặt sẵn ở trục đường chính để đợi xe bò đi qua thu gom. Nhưng cả buổi sáng chẳng thấy ai đi thu gom rác cả. Đến chiều thì trời đổ mưa lớn, rác rưởi, nước bẩn dềnh ra lênh láng ngập ra khắp đường đi.

Cùng lúc mới thấy loa truyền thanh của thôn thông báo: Các hộ dân tự đem rác đi đổ đúng nơi quy định. Hôm nay xe chở rác không đi thu gom được vì... bò bị ốm!”, anh Toàn cho biết thêm.

Ẩu đả vì... rác

Hiện nay, rác ở nông thôn tuy không nhiều như ở các thành phố lớn và chủ yếu là rác thải hữu cơ nhưng của cả làng, cả xã gộp lại thì đó vẫn là một gánh nặng khá lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường ở các vùng quê. Mặc dù quỹ đất rộng nhưng phần lớn lại không quy hoạch được các bãi rác tập trung, không có bãi rác công cộng... nên rác thải phần lớn vẫn được các gia đình “tự xử lý”.

Không chỉ có rác thải sinh hoạt, rác hữu cơ mà nhiều loại rác thải vô cơ như bao bì, vỏ thuốc trừ sâu, diệt cỏ, nhựa, nilon... cũng được những người nông dân này “hồn nhiên” vứt tràn lan ra cánh đồng, bờ đê, kênh rạch... với suy nghĩ chung: miễn sao nhà mình sạch là được. Đã có trường hợp cũng chỉ vì chuyện đổ rác mà đã dẫn đến ẩu đả lẫn nhau giữa thanh niên hai thôn.

 

Rác đổ tràn lan trên các ngả đườngc vào thôn, xóm.

Rác đổ tràn lan trên các ngả đường vào thôn xóm.

 

Chị Nguyễn Thị Nhung (Đốc Chính, Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết: "Cách đây mấy năm, quê tôi cũng từng xảy ra chuyện thanh niên hai thôn đánh nhau chỉ vì chuyện đổ rác. Ở thôn trên, sau khi thu gom rác thải xong chẳng biết đổ đâu, cuối cùng quyết định xử lý bằng cách... đổ hết xuống sông.

Ở thôn dưới có một đoạn sông chảy qua, trưa hè hay mỗi chiều đá bóng xong là nhóm thanh niên trong thôn lại ra đây tắm. Nhưng rác rưởi từ thôn trên trôi xuống, dạt vào bờ, bãi tắm không sử dụng được. Nghĩ là bị đám thanh niên thôn trên “chơi xỏ”, nên nhóm thanh niên thôn dưới bèn đem gậy gộc lên để... hỏi tội. Vụ này chính quyền xã phải đứng ra dàn xếp mãi mới xong. Cuối cùng mỗi thôn phải trích ra một khoảng đất để làm bãi đổ rác thải, không đổ ra sông nữa".

 

Công việc chở rác chỉ do một chú bò này... đảm nhận.

Công việc chở rác chỉ do một chú bò này... đảm nhận. Tuy nhiên, công việc này cũng không được thường xuyên mà chỉ diễn ra vào ngày cuối tuần.

 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện rất ít các vùng nông thôn có thể tự xây dựng được bãi rác riêng cho mình. Và ngay khi đã có bãi rác thì việc thay đổi thói quen đổ rác bừa bãi của những người nông dân cũng vẫn chưa thể thay đổi ngay được.

Có nhiều địa phương sau khi cam kết xây dựng “nông thôn mới”, chính quyền đã đưa vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí để bình xét danh hiệu gia đình văn hóa. Nhưng sau khi đã đón nhận “gia đình văn hóa” xong thì mọi chuyện lại vẫn như cũ: rác vẫn bị vứt tràn lan ra khắp các ngả đường nơi thôn xóm.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): Hiện nay, vấn đề xử lý rác thải đang là bài toán khó đối với nhiều vùng nông thôn. Rác thải bị vứt tràn lan ra khắp nơi hoặc bãi tập kết rác quá gần với khu dân cư sinh sống đã gây ô nhiễm đến nguồn nước, không khí, môi trường xung quanh. Đây cũng là nguồn gốc lây lan các loại dịch bệnh trong cộng đồng. Theo tôi, trong số các chính sách để xây dựng nông thôn mới hiện nay thì nên tập trung đầu tư nhiều hơn vào vấn đề xử lý rác thải.
 


Theo TTVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập812
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại765,985
  • Tổng lượt truy cập93,143,649
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây