Học tập đạo đức HCM

Loay hoay tìm cách xử lý những món nợ đang bủa vây

Thứ ba - 19/07/2016 22:04
UBND tỉnh Thái Nguyên đã bố trí 18,6 tỷ đồng thuộc trách nhiệm của ngân sách cấp tỉnh để trả nợ; phân bổ 96,9 tỷ đồng (vốn NTM, trái phiếu Chính phủ và vốn ngân sách hỗ trợ của tỉnh) cho các huyện để ưu tiên trả nợ.

Dẫu biết nợ đọng xây dựng cơ bản nông thôn mới (NTM) không phải chuyện của riêng địa phương nào, nhưng "mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Tỉnh nợ nhiều, tỉnh nợ ít; tỉnh bùng nhùng trong nợ, tỉnh đã le lói tìm thấy đường ra. Thái Nguyên cũng đang loay hoay tìm cách xử lý những món nợ đang bủa vây sau 5 năm triển khai xây dựng NTM.

Xác nhận nợ

Theo báo cáo mới nhất ngày 5/7 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên thì trong giai đoạn 2011 - 2015, Thái Nguyên có 799 công trình còn nợ đọng xây dựng cơ bản với giá trị 250,4 tỷ đồng. Trong đó, số nợ tại 37 xã đã đạt chuẩn NTM 2 năm 2014- 2015 là 136,8 tỷ, các xã còn lại là 113,5 tỷ đồng.

Phân cấp nợ cho thấy, cấp tỉnh phê duyệt 13 công trình với số nợ 18,9 tỷ (chiếm 7,54% tổng nợ); cấp huyện phê duyệt 361 công trình với số nợ 162,3 tỷ (chiếm 64,82% tổng nợ); cấp xã phê duyệt 425 công trình với số nợ 64,5 tỷ đồng (chiếm 25,7%) và người dân nợ đối ứng 4,6 tỷ đồng (chiếm 1,8%).

Phân loại nợ, riêng nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM, vì là vốn sự nghiệp, hỗ trợ đào tạo, tập huấn, tuyên truyền và mô hình phát triển sản xuất nên Thái Nguyên không có nợ đọng. Nguồn trái phiếu Chính phủ, Thái Nguyên nợ 30,4 tỷ đồng. Trong đó có 23 xã phường của 8 huyện, thành, thị có nợ (trung bình mỗi huyện nợ 3,7 tỷ, mỗi xã nợ 1,29 tỷ).

Vậy nợ do đâu? Trên thực tế, vài năm trở lại đây, nhìn trước thấy tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản NTM có nguy cơ ngày càng phình ra, và nếu không có cách giải quyết sẽ ảnh huonwgr đến cả phong trào xây dựng NTM của tỉnh nên Thái Nguyên đã nỗ lực xử lý nợ. Bài học từ huyện vùng cao ATK Định Hóa trong việc xây dựng đường giao thông nông thôn năm 2013 là ví dụ.

Với số nợ đọng cao lại tập trung ở một huyện nghèo, nguồn thu ngân sách rất nhỏ bé nên huyện Định Hóa đã phải tiết kiệm, chắt chiu và cân đối các nguồn thu chi trong 2 năm tiếp theo. Kết quả, đến nay Định Hóa hiện là địa phương duy nhất của Thái Nguyên không có nợ đọng. Tại 2 xã đạt chuẩn NTM của huyện, con số nợ xác nhận rất thấp, chỉ là 651 triệu đồng.

Báo cáo của Sở KH- ĐT tỉnh Thái Nguyên do GĐ Sở, ông Hoàng Thái Cương ký, đã xác nhận nguyên nhân xảy ra nợ đọng là do hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn nhiều địa phương xuống cấp, nhiều công trình cấp bách cần phải đầu tư nhưng chưa bố trí vốn kịp thời; Cấp tỉnh, huyện, xã chưa đảm bảo được vốn đối ứng do nguồn thu hạn hẹp, trong khi tỷ lệ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ còn thấp.

Ngoài ra còn do hạn chế năng lực của chủ đầu tư dẫn đến tình trạng công trình không đạt tiến độ xây dựng, dây dưa kéo dài, việc hoàn thành quyết toán không kịp thời. Thậm chí, một số chủ đầu tư cấp xã phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư và quy mô vượt quá khả năng cân đối…

Đến tìm cách trả

Nhận thấy nợ đọng có nguy cơ làm chậm tiến độ chương trình NTM, ngay từ đầu năm 2016, ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát nợ đọng xây dựng cơ bản, làm rõ trách nhiệm của từng cấp, tổng kinh phí; tổng hợp tham mưu cho UBND tỉnh hướng giải quyết cụ thể.

15-50-06_1
Sản xuất chè tại xã Phúc Trìu (TP Thái Nguyên).

 

Trước mắt, số nợ đọng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã được UBND tỉnh Thái Nguyên lập kế hoạch trả nợ cho 23 xã thuộc 8 huyện, thành, thị. Tiếp đó, trong năm 2016, tỉnh cam kết trả nợ hết khối lượng nợ xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn do UBND tỉnh phê duyệt. 

UBND tỉnh cũng chỉ đạo từng cấp ngân sách có trách nhiệm bố trí, ưu tiên trả nợ các công trình đã hoàn thành, quyết toán, tiếp đến là các công trình chuyển tiếp theo tiến độ. Chỉ khi còn vốn mới khởi công mới công trình, chấm dứt khởi công ồ ạt, khi chưa tìm ra nguồn trả nợ.

Theo đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đã bố trí 18,6 tỷ đồng thuộc trách nhiệm của ngân sách cấp tỉnh để trả nợ; phân bổ 96,9 tỷ đồng (vốn NTM, trái phiếu Chính phủ và vốn ngân sách hỗ trợ của tỉnh) cho các huyện để ưu tiên trả nợ.

Một nguồn khác là vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh Thái Nguyên phân cấp cho các huyện thông qua các chương trình 135, vốn hỗ trợ xã ATK lên đến 345,7 tỷ đồng cũng được tập trung ưu tiên trả nợ.

Ngoài chỉ đạo xử lý nợ, UBND tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu chủ đầu tư các cấp chỉ đầu tư theo quy mô đã được duyệt và kế hoạch phân bổ; giám sát, quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình để đảm bảo không có nợ phát sinh.

Thực tế, con số mà giải pháp nói trên đưa ra còn phải thực hiện lồng ghép để bố trí trả nợ chứ không phải là dùng toàn bộ để trả nợ. Xem ra ở cấp huyện, xã thì ngoài giải pháp mang tính lý thuyết là tăng nguồn thu thì chỉ còn cách chờ rót vốn từ trên xuống mà thôi.

Cụ thể, đối với huyện thuần nông Phú Bình có số nợ khá cao với tổng nợ cấp huyện là 22,5 tỷ, cấp xã là 18,8 tỷ. Riêng tại 5 xã đã về đích NTM của Phú Bình thì số nợ cấp huyện là 13,5 tỷ, cấp xã là 3,4 tỷ.

Ông Hồ Việt Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện này cho biết, với nguồn thu ít ỏi của huyện mỗi năm đạt khoảng trên 40 tỷ thì việc xử lý nợ không thể nhanh chóng được. Giải pháp mà huyện đang triển khai là tăng thu ngân sách và từng bước khắc phục nợ đọng. Nhưng tăng thu cũng không dễ khi không có nguồn để mà tăng.

Huyện Phú Lương có số nợ cao nhất với 37,6 tỷ, cấp xã 18,6 tỷ. Tại 5 xã cán đích NTM thì huyện nợ 21 tỷ, 5 xã nợ 12 tỷ. Ông Phạm Bình Công, Chủ tịch UBND huyện Phú Lương cho biết, trong hơn 1 năm qua, hầu hết các nguồn tiền rót về huyện đều tập trung trả nợ. Chính vì vậy mà việc khởi công mới công trình hầu như chỉ diễn ra đối với xã đăng ký về đích.

Tuy số nợ chưa quá lớn nhưng xem ra, nợ đọng đang gây sức ép lớn lên các địa phương của Thái Nguyên.

Có một thực tế không chỉ ở Thái Nguyên mà diễn ra phổ biến ở hầu hết các tỉnh, là địa phương nào hăng hái đi đầu, tích cực triển khai chương trình NTM; địa phương nào sốt ruột về đích sớm thì đều mắc nợ và nợ nhiều. Ngược lại, không làm thì không nợ.

Vì vậy trong quá trình xử lý nợ, cần phân loại nợ, đánh giá nợ do đâu, có vung tay quá trán hay không, trong quá trình vạy nợ, đầu tư cán bộ có "chấm mút, phết phẩy" gì không. Tránh việc cứ thấy có nợ là quy chụp, thổi phồng thì không ai dám làm NTM nữa.


Theo Đồng Văn Thường/nongnghiep.vn
http://m.nongnghiep.vn/loay-hoay-tim-cach-xu-ly-nhung-mon-no-dang-bua-vay-post169123.html

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại859,344
  • Tổng lượt truy cập93,237,008
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây