Học tập đạo đức HCM

Lúa gạo tăng giá, nông dân không hưởng lợi

Thứ ba - 07/08/2012 21:43
Chủ trương của Chính phủ về thu mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo sau hơn nửa tháng thực hiện, đến đầu tháng 8-2012 đạt hơn 50% chỉ tiêu. Chủ trương này giúp hồi phục giá lúa gạo đang trên đà tuột dốc. Giá lúa gạo tăng tuy không nhiều nhưng cũng giúp nông dân cảm thấy phấn khởi hơn.
Bước sang những ngày đầu tháng 8-2012, giá lúa gạo tăng khá hơn (tăng đến 300 đồng/kg lúa) nhưng lúc này hầu như lúa gạo trong dân đã vơi nhiều. Kể cả giống lúa IR 50404 tháng trước còn bị chê nhưng nay đã được thương lái hỏi mua với giá lúa khô là 5.100 đến 5.300 đồng/kg, tăng từ 300 đến 400 đồng/kg. Tuy vậy, nhiều hộ đã lỡ bán hết lúa gạo hồi đầu vụ thu họach để trang trải nợ nần với ngân hàng và trả tiền công cắt, sấy lúa. Do vậy, giá lúa tăng nhưng không nhiều nhà nông được hưởng lợi. Mong muốn của Chính phủ làm sao cho nông dân lãi ít nhất 30% trên giá thành hạt lúa có lúc hết sức chật vật mới đạt được. Cụ thể như vào hồi tháng 7-2012 này.
 
Theo thông tin từ giới chuyên doanh lúa gạo cho biết, giá lúa gạo tăng là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu cũng tăng. Thông tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá chào xuất khẩu đối với loại gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng nhẹ so với mức giá chào bán cách đây ít hôm. Cụ thể, giá chào gạo 5% tấm tăng 5 đô la Mỹ/tấn lên mức giá 410 – 420 đô la Mỹ/tấn; giá chào xuất khẩu đối với gạo 25% tấm vẫn giữ ổn định ở mức 375 – 385 đô la Mỹ/tấn. Tuy nhiên, mức giá chào xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp hơn cả Ấn Độ và Pakistan.
 
Một giám đốc doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết: Giá lúa gạo tăng nhưng doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nội địa không lợi nhiều mà chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu. Giáo sư - tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo (Long An) - nhận định: Nếu giá lúa có tăng đến mấy thì nông dân cũng không được hưởng nhiều. Chủ yếu là thương lái và doanh nghiệp hưởng trọn. Do vậy, về mặt vĩ mô, các nhà chiến lược cần tham mưu với Chính phủ cải cách chủ trương thu mua lúa gạo để làm sao giúp nông dân thoát khỏi điệp khúc "trúng mùa, rớt giá”; "thất mùa, tăng giá” đã tái diễn hàng chục năm qua.

Lê Quốc Khánh
Nguồn:daidoanket.vn
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay29,188
  • Tháng hiện tại105,673
  • Tổng lượt truy cập92,483,337
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây