Học tập đạo đức HCM

Lúa gạo trộn, ai trộn?

Thứ hai - 26/08/2013 04:52
Nói đến xây dựng gạo thương hiệu xuất khẩu (XK) dân thương lái và DN kinh doanh lúa gạo thừa nhận - Đó là con đường tất yếu cần làm để nâng giá trị gạo Việt Nam. Tuy nhiên chuyện còn xa, bởi vì sau hơn 20 năm tham gia thị trường gạo XK giới thương nhân đã quen cách thức mua bán lúa, gạo trộn…

Trộn từ ruộng lúa

Anh Tư Tân là dân thương lái chuyên mua bán cung ứng lúa gạo tại Cần Thơ giải thích: Nếu như hồi trước năm 1975, dân lái lúa chở lúa bán cho chủ chành tại các nhà máy xay xát, chỉ cần lấy mẫu lúa thử là đủ nhận biết rõ lúa hạt dài, hạt tròn, lúa tên gì... Lúa mua tại ruộng, dân lái lúa đã phân loại. Chủ chành xay xát, bán gạo ra thị trường dù nội địa hay xuất cảng có tên đàng hoàng.

Thời đó trồng lúa mùa một vụ còn dễ phân biệt. Sau này làm lúa tăng vụ, cao sản, nhất là từ khi gạo Việt Nam XK hình thành nên cách mua bán lúa gạo đấu trộn. Cách phân loại chung chung như: Lúa thường, lúa dài, gạo hạt dài, hạt tròn và tới khi XK chỉ còn nghe tên gạo 5, gạo 15, gạo 25… theo tỷ lệ phần trăm tấm. Điều đó có thể do yêu cầu đặt hàng từ phía các nhà nhập khẩu.

Vào những năm gần đây, từ khi thị trường gạo nội địa nâng chất, nhu cầu gạo thơm, ngon cơm, gạo đặc sản càng thôi thúc dân thương lái trộn lúa trước khi bán hoặc đưa vào xay xát. Tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (An Giang), dân mua bán lúa qua lại vùng biên giới tiếp giáp Campuchia diễn ra sôi động và xuất hiện tình trạng thương lái trộn lúa “nội” vào lúa “ngoại” để bán với giá cao hơn.

Dọc theo con đường cặp bờ kênh Vĩnh Tế, thuộc xã An Nông và thị trấn Tịnh Biên dài chừng 5 km có hàng chục điểm thu mua lúa. Dưới bến, ghe tàu mỗi chiếc tải trọng hàng chục tấn chất đầy lúa, đậu san sát chờ bốc xếp hàng đưa lên kho hoặc chuyển thẳng qua xe tải đậu chờ sẵn trên đường.

Bà T, chủ một vựa lúa cho biết: Khi vào mùa thương lái ở các tỉnh miệt dưới (vùng hạ lưu) thường chạy lên đây mua lúa Campuchia chở về đấu trộn với gạo trong nước để bán giá cao. Riêng tại điểm thu mua của tôi mỗi ngày mua hàng trăm tấn lúa từ Campuchia chở qua. Hiện nay các giống lúa như Khaodakmali, lúa sóc... tùy theo giống lúa và chất lượng thương lái mua 5.400-5.500 đồng/kg.

Anh Đ, dân thương lái từ Cần Thơ lên Tịnh Biên mua lúa của ông Buôl, chủ vựa lúa bên bờ kênh Vĩnh Tế. Anh Đ thú thật: Đến vụ thu hoạch lúa ĐX hay HT tôi thu mua lúa quanh vùng Cần Thơ. Sau khi thu hoạch xong lúa HT như hiện thời, chiếc ghe tải trọng 70 tấn của tôi sẽ chạy ngược theo sông Hậu hơn 160 km lên tới đây để đón mua lúa Campuchia.

Có người bán qua hàng xáo, có người đấu trộn với lúa OM4900 hoặc lúa Jasmine xay ra bán cho dân hàng xáo. Dân hàng xáo bán lại cửa hàng gạo lẻ các chợ trong vùng. Mỗi chuyến mất hơn 1 tuần, nhưng mua lúa “ngoại” có thể lãi bình quân trên 10 triệu đồng. Còn mua bán lúa trong nước lãi tối đa 3-4 triệu đồng/chuyến.

Nhưng tình trạng lúa trộn không chỉ có dân thương lái hay làm. Những tay chủ vựa lúa tại Tịnh Biên cũng có người đấu trộn lúa theo kiểu 3 phần lúa nội 7 phần lúa ngoại, chưa kể qua tay thương lái trộn lúa lần thứ hai trước khi chở đi xay để kiếm lời thêm.

 Đó là lý do vì sao nằm ở vùng giáp ranh, giới chủ vựa tại Tịnh Biên cùng lúc mua lúa Campuchia và vẫn mua lúa bên đồng An Giang, Đồng Tháp. Từ hai nguồn cung đấu trộn sẽ có lãi nhiều hơn.

Tới đấu trộn gạo

Lúa trộn “2 trong 1” thường gọi là lúa sóc được các thương lái bán cho DN kinh doanh lương thực ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, TP Cần Thơ... Các DN xay ra gạo tùy theo từng loại bán từ 14.000 đồng/kg đến 18.000 đồng/kg. Đến lúc này gạo trưng trên quầy sạp các cửa hàng bán gạo lẻ mang tên mới: Gạo thơm Thái Lan, gạo thơm lài...

Đối với gạo trộn trong nước đa phần làm theo đơn đặt hàng. Chị L.T.Thu, một thương lái gạo ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) lý giải: Tùy theo mỗi thương lái mà họ đấu trộn theo tỷ lệ giữa gạo hạt dài với gạo đặc sản khác nhau. Có khi theo tỷ lệ 3/7, 4/6 hoặc 5/5, nghĩa là trộn 3 phần hạt dài vào 7 phần đặc sản, 4 phần hạt dài vào 6 phần đặc sản hoặc 5 phần này 5 phần kia.

Với cách làm như trên, dân kinh doanh gạo đặc sản đã thu được một khoản lợi nhuận cao. Vì sao? Bởi gạo từ giống lúa hạt dài thường có giá thấp hơn gạo đặc sản, mỗi ký (kg) chênh lệch vài ngàn đồng. Do đó sau khi “hô biến” thành gạo đặc sản thì gạo hạt dài sẽ bán bằng với giá gạo đặc sản.

Đơn cử như dân mua bán gạo chợ thường chế biến gạo OM4900 có mùi thơm nhẹ thành gạo thơm sữa - loại gạo đặc sản có hạt màu trắng đục có giá bán cao. Cách làm của họ là phơi hoặc đem sấy lúa OM4900 cho thật khô đến khi hạt gạo chuyển từ màu trắng trong sang trắng đục như nếp, sau đó trộn vào giống lúa thơm sữa rồi đem xay xát.

Thế là thương lái có gạo đặc sản thơm sữa bán giá cao. Đó là mánh khóe của dân mua bán gạo đặc sản để qua mặt người tiêu dùng, nhất là dân “ăn gạo chợ, uống nước máy” ở thành phố.

Nhiều năm qua dõi theo thị trường XK gạo, có người ví DN chào hàng bán gạo như buôn bán hàng chợ. Thị trường nhập khẩu mở thầu hay khách hàng đặt hàng, DN đấu giá, chào hàng theo từng loại gạo 25% tấm, 15% tấm, 5% tấm.

Sau trúng thầu hay giao dịch thành, các DN đặt hàng thương lái thu mua, xay xát, đánh bóng và DN chủ động với công nghệ máy trộn đúng theo yêu cầu đặt hàng. Có phải vì mãi theo lối mòn “qui trình” này gạo Việt Nam chưa có gạo thuần từ một giống lúa ngon cơm hoặc chưa có thương hiệu mạnh nên giá XK thấp?

 

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho rằng:

Không chỉ ở DN đấu trộn XK gạo theo yêu cầu đặt hàng mà từ khi thương lái đi thu mua lúa của nông dân vô hình chung đã có đấu trộn. Ghe thương lái không phân ô, thu gom đổ trộn chung nhiều giống lúa.

Có quá nhiều giống trên cùng lô hàng. Những năm gần đây, mô hình Cánh đồng mẫu lớn, qui trình canh tác cùng một loại giống, gieo sạ thu hoạch đồng loạt và có DN bao tiêu đang hé mở hướng đi tốt. Thực tế đã có một số DN xây dựng vùng nguyên liệu ký hợp đồng với HTX nông nghiệp, SX giống lúa xác nhận để có lúa thuần, chất lượng gạo đồng nhất để xây dựng thương hiệu, bán có giá cao.

Muốn vậy, để gạo Việt Nam nâng cao giá trị cần phải tổ chức SX, DN tham gia đầu tư xây dựng vùng nguyện liệu, yếu điểm sẽ dần dần khắc phục.

 

Theo Nông nghiệp Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập471
  • Hôm nay67,223
  • Tháng hiện tại726,550
  • Tổng lượt truy cập93,104,214
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây