Nông dân bức xúc
Thực hiện đề án của tỉnh, vụ mùa 2012, nông dân Bắc Giang được cung ứng một số giống lúa lai, trong đó có giống TH3-3 do Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang cung cấp. Tuy nhiên, khi ngâm ủ, gieo xạ, nhiều lô giống này không nảy mầm hoặc tỷ lệ nảy mầm rất thấp.
Bà Nguyễn Thị Đằng ở thôn Giếng, xã Khám Lạng (Lục Nam) - cho biết, bà đăng ký mua 6 kg giống lúa lai TH3-3 và đã thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì, cũng như khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, nhưng không mọc mầm. Ông Nguyễn Văn Hải, thôn Gai, thị trấn Đồi Ngô, mua 6kg giống lúa TH3-3 và cũng không nảy mầm.
Ông Hải bức xúc nói khi được hỏi phải chăng do chưa làm đúng kỹ thuật: “Cả đời tôi làm nông nghiệp, hơn nữa vụ trước cũng đã cấy giống lúa lai nên không thể có chuyện làm sai quy trình” .
Ông Nguyễn Văn Quế- Trưởng thôn Gai – cho hay, tổng cộng bà con trong thôn đã mua phải trên 80kg thóc giống loại TH3-3 chất lượng rất kém. “Khi phát hiện, người dân báo lên thôn, thôn báo cho cán bộ khuyến nông thị trấn nhưng cũng chỉ kịp đổi được khoảng 40 kg. Còn lại, người dân phải bỏ tiền ra mua giống lúa khác để kịp thời gieo xạ. Qua vụ chiêm 2011, chúng tôi nhận thấy, cây lúa lai dù đẹp mã nhưng năng suất khi thu hoạch lại không bằng giống lúa Khang Dân”- ông Quế cho biết thêm.
Bà Nguyễn Thị Chiến - cán bộ khuyến nông thị trấn Đồi Ngô - cũng thừa nhận, vụ mùa năm nay, toàn thị trấn đăng ký mua 532kg giống TH3-3, nhưng có khá nhiều lô giống chất lượng thấp. Khẳng định thêm ý kiến của bà Chiến, ông Thân Văn Thế- Phó Chủ tịch thị trấn Đồi Ngô - nói: “Không riêng gì vụ mùa năm nay mà từ khi thực hiện Đề án phát triển giống lúa lai, vụ nào, năm nào giống cũng có vấn đề”.
Tại xã Khám Lạng, theo ông Nguyễn Văn Huệ- Chủ tịch UBND xã và bà Nguyễn Thị Thân Thủy, cán bộ khuyến nông xã, vụ mùa 2012, người dân đăng ký mua trên 220kg giống lúa TH3-3 nhưng có tới 165kg có tỷ lệ nảy mầm thấp.
Doanh nghiệp cung ứng “vô can”(!?)
Trước dư luận nói trên, ông Đào Việt Phước - Giám đốc Chi nhánh Lục Nam (Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang) – cho rằng, năm nào cũng xảy ra trường hợp người dân phản ánh về giống lúa TH3-3, nhưng nguyên nhân chủ yếu do làm không đúng kỹ thuật.
Ông Phước nói: “Đúng là có những bao giống chất lượng kém thật nhưng có bao tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt 60 – 70. Bà con cứ thấy nhà này “kêu” thì cũng “kêu” theo dây chuyền”.
Ông Đặng Văn Trung - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang - khẳng định: “Trong sản xuất lúa lai, sự cố là chuyện bình thường, không xảy ra mới là chuyện lạ. Trong số hàng nghìn nông dân tham gia sản xuất, có người tuân thủ kỹ thuật, người không, nên mới xảy ra tình trạng giống không nảy mầm”.
Giải thích về một số lô giống lúa lai TH3-3 kém chất lượng do Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang cung ứng, ông Trung cho rằng, do năm đầu tiên nông dân đưa giống lúa lai vào gieo cấy vụ mùa, lại gặp thời tiết nắng nóng, cùng kỹ thuật ngâm ủ không đảm bảo nên tỷ lệ nảy mầm kém. Ngoài ra, công tác tuyên truyền của ngành nông nghiệp Bắc Giang chưa đáp ứng yêu cầu.
Thay lời kết
Trong báo cáo tổng kết Đề án phát triển sản xuất lúa lai giai đoạn 2009 – 2011 của UBND tỉnh Bắc Giang kết luận: “Trong quá trình thực hiện đề án, công tác cung ứng, kiểm tra chất lượng giống trước khi đưa vào gieo cấy còn chưa chặt chẽ, để xảy ra một số lô giống kém chất lượng, dẫn đến hoạt động sản xuất lúa lai chưa tạo được cơ sở bền vững”.
Lẽ ra, khi lúa giống cung ứng cho bà con nông dân “có vấn đề”, đơn vị cung ứng phải thấy trách nhiệm thuộc về mình và có phương án giải quyết triệt để trước khi đổ lỗi cho nông dân và các cơ quan hữu quan. Sự dũng cảm nhận trách nhiệm và có phương án giải quyết triệt để rõ ràng sẽ tốt hơn cho uy tín của doanh nghiệp.
Thực hiện đề án của tỉnh, vụ mùa 2012, nông dân Bắc Giang được cung ứng một số giống lúa lai, trong đó có giống TH3-3 do Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang cung cấp. Tuy nhiên, khi ngâm ủ, gieo xạ, nhiều lô giống này không nảy mầm hoặc tỷ lệ nảy mầm rất thấp.
Bà Nguyễn Thị Đằng ở thôn Giếng, xã Khám Lạng (Lục Nam) - cho biết, bà đăng ký mua 6 kg giống lúa lai TH3-3 và đã thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì, cũng như khuyến cáo của cán bộ khuyến nông, nhưng không mọc mầm. Ông Nguyễn Văn Hải, thôn Gai, thị trấn Đồi Ngô, mua 6kg giống lúa TH3-3 và cũng không nảy mầm.
Ông Hải bức xúc nói khi được hỏi phải chăng do chưa làm đúng kỹ thuật: “Cả đời tôi làm nông nghiệp, hơn nữa vụ trước cũng đã cấy giống lúa lai nên không thể có chuyện làm sai quy trình” .
Ông Nguyễn Văn Quế- Trưởng thôn Gai – cho hay, tổng cộng bà con trong thôn đã mua phải trên 80kg thóc giống loại TH3-3 chất lượng rất kém. “Khi phát hiện, người dân báo lên thôn, thôn báo cho cán bộ khuyến nông thị trấn nhưng cũng chỉ kịp đổi được khoảng 40 kg. Còn lại, người dân phải bỏ tiền ra mua giống lúa khác để kịp thời gieo xạ. Qua vụ chiêm 2011, chúng tôi nhận thấy, cây lúa lai dù đẹp mã nhưng năng suất khi thu hoạch lại không bằng giống lúa Khang Dân”- ông Quế cho biết thêm.
Bà Nguyễn Thị Chiến - cán bộ khuyến nông thị trấn Đồi Ngô - cũng thừa nhận, vụ mùa năm nay, toàn thị trấn đăng ký mua 532kg giống TH3-3, nhưng có khá nhiều lô giống chất lượng thấp. Khẳng định thêm ý kiến của bà Chiến, ông Thân Văn Thế- Phó Chủ tịch thị trấn Đồi Ngô - nói: “Không riêng gì vụ mùa năm nay mà từ khi thực hiện Đề án phát triển giống lúa lai, vụ nào, năm nào giống cũng có vấn đề”.
Tại xã Khám Lạng, theo ông Nguyễn Văn Huệ- Chủ tịch UBND xã và bà Nguyễn Thị Thân Thủy, cán bộ khuyến nông xã, vụ mùa 2012, người dân đăng ký mua trên 220kg giống lúa TH3-3 nhưng có tới 165kg có tỷ lệ nảy mầm thấp.
Doanh nghiệp cung ứng “vô can”(!?)
Trước dư luận nói trên, ông Đào Việt Phước - Giám đốc Chi nhánh Lục Nam (Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang) – cho rằng, năm nào cũng xảy ra trường hợp người dân phản ánh về giống lúa TH3-3, nhưng nguyên nhân chủ yếu do làm không đúng kỹ thuật.
Ông Phước nói: “Đúng là có những bao giống chất lượng kém thật nhưng có bao tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt 60 – 70. Bà con cứ thấy nhà này “kêu” thì cũng “kêu” theo dây chuyền”.
Ông Đặng Văn Trung - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang - khẳng định: “Trong sản xuất lúa lai, sự cố là chuyện bình thường, không xảy ra mới là chuyện lạ. Trong số hàng nghìn nông dân tham gia sản xuất, có người tuân thủ kỹ thuật, người không, nên mới xảy ra tình trạng giống không nảy mầm”.
Giải thích về một số lô giống lúa lai TH3-3 kém chất lượng do Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang cung ứng, ông Trung cho rằng, do năm đầu tiên nông dân đưa giống lúa lai vào gieo cấy vụ mùa, lại gặp thời tiết nắng nóng, cùng kỹ thuật ngâm ủ không đảm bảo nên tỷ lệ nảy mầm kém. Ngoài ra, công tác tuyên truyền của ngành nông nghiệp Bắc Giang chưa đáp ứng yêu cầu.
Thay lời kết
Trong báo cáo tổng kết Đề án phát triển sản xuất lúa lai giai đoạn 2009 – 2011 của UBND tỉnh Bắc Giang kết luận: “Trong quá trình thực hiện đề án, công tác cung ứng, kiểm tra chất lượng giống trước khi đưa vào gieo cấy còn chưa chặt chẽ, để xảy ra một số lô giống kém chất lượng, dẫn đến hoạt động sản xuất lúa lai chưa tạo được cơ sở bền vững”.
Lẽ ra, khi lúa giống cung ứng cho bà con nông dân “có vấn đề”, đơn vị cung ứng phải thấy trách nhiệm thuộc về mình và có phương án giải quyết triệt để trước khi đổ lỗi cho nông dân và các cơ quan hữu quan. Sự dũng cảm nhận trách nhiệm và có phương án giải quyết triệt để rõ ràng sẽ tốt hơn cho uy tín của doanh nghiệp.
Khi lúa giống cung ứng cho nông dân “có vấn đề” lẽ ra đơn vị cung ứng giống phải thấy trách nhiệm thuộc về mình và có phương án giải quyết triệt để trước khi đổ lỗi cho nông dân và các cơ quan hữu quan. |