Học tập đạo đức HCM

Máy sạ hàng "đổ bộ"

Thứ sáu - 17/10/2014 02:51
Không chỉ gieo sạ nhanh, mà sạ bằng máy chỉ cần khoảng 120 kg lúa giống/ha là đủ, trong khi sạ tay cần tới 200 kg...

 

Máy sạ hàng đổ bộ
Máy sạ hàng có thể gieo sạ được từ 7-10 ha/ngày rất phù hợp với mô hình CĐL

Trung tâm KN-KN Kiên Giang đang triển khai mô hình áp dụng máy sạ hàng trong SX lúa  giúp nông dân giảm đáng kể lượng giống gieo sạ, dễ quản lý sâu bệnh, giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất. Máy sạ hàng có thể gieo sạ được từ 7 - 10 ha/ngày, rất thích hợp thực hiện mô hình cánh đồng lớn (CĐL).

Thực hiện chương trình áp dụng cơ giới hóa trong SX lúa, năm 2014 Trung tâm KN-KN Kiên Giang hỗ trợ 4 máy sạ hàng cho nông dân các huyện Tân Hiệp, Hòn Đất (mỗi huyện 2 máy). Qua thực tế triển khai, máy hoạt động rất tốt, mật độ gieo rất đều và giảm được lượng giống đáng kể so với sạ tay.

Ông Vũ Xuân Hưởng, một hộ nông dân ở ấp kênh 8B, xã Thạnh Đông A (Tân Hiệp) nhận chuyển giao máy cho biết: “Máy chạy bằng động cơ, trống gieo sạ lớn, người điều khiển ngồi lái nên thuận tiện hơn rất nhiều so với máy kéo hàng bằng tay trước đây. Một máy có thể gieo sạ được 10 ha/ngày, nên rất phù hợp gieo sạ trên những diện tích lớn làm theo hình thức HTX hay CĐL như ở đây”.

Ông Trần Tấn Tài, xã viên HTX kênh 8B tham gia mô hình gieo sạ bằng máy nhận xét: “Không chỉ gieo sạ nhanh, mà sạ bằng máy chỉ cần khoảng 120 kg lúa giống/ha là đủ, trong khi sạ tay cần tới 200 kg. Lúa sạ bằng máy có mật độ thưa rất đều nên dễ quản lý sâu bệnh, giảm được chi phí phân bón, thuốc BVTV mà năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí nhiều ruộng năng suất còn cao hơn 200 - 300 kg/ha so với sạ tay".

Nhiều hộ dân làm theo mô hình CĐL rất muốn thực hiện sạ hàng hoặc cấy mạ, tuy nhiên do diện tích lớn nên rất khó thực hiện. Trước đây sử dụng máy sạ hàng loại kéo tay cần phải có ít nhất từ 3 - 4 máy và gấp đôi số người (người kéo máy và người chuyển giống) mới có thể gieo sạ được 3 ha/ngày. Trong khi đó, mỗi CĐL lớn lên đến 60 - 70 ha, yêu cầu phải gieo sạ đồng loạt nên không thể thực hiện được.

Kết quả đánh giá ruộng gieo sạ bằng máy trong vụ thu đông 2014 trên CĐL tại HTX kên 8B cho thấy, lượng giống gieo sạ giảm khoảng 10 kg/công so với sạ tay nhưng mật độ vẫn đảm bảo. Sạ thưa đều nên lúa đẻ nhánh khá tốt, trung bình khi chín đạt 500 bông/m2, mỗi bông có chiều dài 20 cm.

Mỗi chiếc máy sạ hàng hiện nay có giá thành 48 triệu đồng (do một DN cơ khí tư nhân ở Đồng Tháp SX), trong đó Trung tâm KN-KN Kiên Giang hỗ trợ 20 triệu đồng.

Đối tượng nhận chuyển giao máy là nông dân trong HTX hoặc liên kết thực hiện CĐL. Mặc dù máy có công suất gieo sạ khá lớn nhưng lại tiêu tốn rất ít nhiên liệu, ở mức 0,4 lít dầu/ha và chỉ cần 1 người vận hành.

Máy có trống sạ lớn và dài nên hoạt động rất hiệu quả trên những CĐL. Ưu điểm của loại máy này là có thể gieo sạ theo hàng hoặc sạ thưa đều được chỉ với một động tác nâng, hạ trống khá đơn giản. Nếu sạ hàng thì hạ trống sạ gần với mặt ruộng.

Còn nếu muốn sạ dạng thưa thì nâng trống lên cao, trống quay đều sẽ rải lúa khắp mặt ruộng. Ngoài ra, máy còn có thể dùng để sạ phân, kế hợp phun thuốc khi lúa ở gia đoạn đầu.

Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, một trong những tiêu chí khi tỉnh triển khai thực hiện CĐL là phải áp dụng sạ thưa, sạ hàng, giảm lượng giống gieo sạ. Tuy nhiên, trước đây máy sạ hàng kéo tay làm rất chậm (chỉ khoảng 1 ha/máy/ngày) nên không hiệu quả. Trong khi đó áp dụng phương pháp cấy thì điều kiện chưa cho phép.

Vì vậy, máy sạ hàng là giải pháp tối ưu nhất, nhất là trong bối cảnh khan hiếm lao động ở nông thôn như hiện nay. Máy không chỉ gieo sạ nhanh, đồng loạt mà rất đồng đều, ít hao giống. Dự kiến năm 2015, trung tâm tiếp tục hỗ trợ mua thêm 8 máy nữa cho các HTX thực hiện CĐL trên địa bàn tỉnh.

Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Hôm nay43,853
  • Tháng hiện tại819,131
  • Tổng lượt truy cập91,992,860
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây