Học tập đạo đức HCM

Năm 2014, nhiều vấn đề cần suy ngẫm của ngành tôm

Thứ ba - 04/03/2014 23:24
2013 được đánh giá là một năm bội thu của ngành tôm Việt Nam về mọi mặt, với cả xuất khẩu và sản xuất trong nước. Đây được coi là bàn đạp quan trọng cho năm mới 2014 thắng lợi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều đáng bàn và suy ngẫm.

Về giá

Trước tiên là giá thương phẩm. Đây là năm giá tôm nguyên liệu tăng đột biến, luôn duy trì ở mức cao và liên tục phá kỷ lục. Cao hơn trung bình giá đỉnh điểm năm 2012 khoảng 20.000 đồng/kg và cao nhất trong hơn 10 năm lại đây. Mức giá này đảm bảo cho người nuôi có lãi khá, tuy nhiên, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lại rơi vào thế khó trong việc tìm nguyên liệu nhằm đáp ứng các hợp đồng đã ký.

Cũng phải nói thêm rằng, việc tăng giá này phần lớn nhờ “ngoại lực”, bởi như ví von của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền, chúng ta được lợi vì “nhà hàng xóm bị cháy”, cùng với đó là sự “góp sức” của thương lái Trung Quốc, khi họ luôn tích cực tận thu tôm nguyên liệu.

Thứ hai, năm 2013 cũng đánh dấu thắng lợi của xuất khẩu tôm với một kỷ lục mới là chạm mốc 3 tỷ USD. Tuy nhiên, mặc dù giá cao, xuất khẩu nhiều, nhưng người nuôi tôm Việt Nam chưa được hưởng lợi tương xứng, bởi giá thành sản xuất ở nước ta cao hơn nhiều so với nước khác. Có thời điểm, giá tôm cùng loại của Việt Nam cao hơn của Ấn Độ 3 - 5 USD/kg. Theo ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), nguyên nhân chính do tỷ lệ thành công trong nuôi tôm ở nước ta chỉ khoảng 30% (nước khác 70%). Mặt khác, giá con giống, nguyên liệu chế biến thức ăn chủ yếu là nhập khẩu và các doanh nghiệp sản xuất thức ăn lớn thì hầu hết có vốn nước ngoài. Đây là một trở ngại của tôm Việt Nam khi cạnh tranh trên thế giới.

 

2013, sản lượng tôm thu hoạch đạt 540.934 tấn - Ảnh: PTC

 

Về thị trường

Theo VASEP, năm 2013, xuất khẩu tôm chỉ bị chững ở quý 2, còn lại hầu hết tăng trưởng ở mức 2 con số, từ 20 đến 66%. Đặc biệt quý 3/2013, xuất khẩu tôm tăng đột biến: tháng 7 tăng 45%, tháng 8 tăng 65,5%, tháng 9 trên 61%. Tính chung cả quý, giá trị xuất khẩu tôm 961 triệu USD, cao nhất từ trước tới nay. Trong các thị trường chủ lực, Mỹ có mức tăng trưởng mạnh nhất; riêng quý 3, tỷ lệ tăng ở mức 3 con số: tháng 7 tăng 102%, tháng 8 tăng 145%, tháng 9 tăng 139%. Mặt khác, cũng trong năm 2013, tôm Việt Nam liên tục “phá” nhiều rào cản tại thị trường này, từ thuế chống bán phá giá đến thuế chống trợ cấp.

Cùng đó, có sự thay đổi lớn khi Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ tư của Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh nhưng giá trị thu về không lớn. Bởi tỷ lệ tôm đã qua chế biến chỉ chiếm 3,6%, còn lại là tôm đông lạnh nguyên con. Do vậy về lâu dài, ngành tôm Việt Nam cần có sự điều chỉnh, bởi hiện nay các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong nước vẫn chưa thoát khỏi cảnh “đói” nguyên liệu và hàng năm vẫn phải bỏ ra hàng trăm triệu USD nhập tôm nguyên liệu nhằm đáp ứng đầu vào cho chế biến.

Một điều thuận lợi cho ngành tôm Việt Nam là vừa qua Nhật Bản đã chính thức nới lỏng kiểm tra dư lượng chất Ethoxyquin cho tôm Việt Nam vào nước này với mức 0,2 ppm. Điều này có thể khiến xuất khẩu tôm vào Nhật khởi sắc hơn trong năm 2014. Tuy nhiên, Nhật vẫn là thị trường khó tính, họ có thể nới lỏng hoặc “siết” bất cứ khi nào; do đó Việt Nam không thể lơ là với vấn đề dư lượng hóa chất, kháng sinh… Thế nên đường “bơi” của tôm Việt Nam vẫn khó thông thoáng.

 

Về dịch bệnh và chất lượng

Ở trong nước, năm qua, dịch bệnh trên tôm nước lợ có giảm so với năm 2012, nhưng còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương. Theo Cục Thú y, 10 tháng đầu năm 2013, dịch bệnh EMS trên tôm đã xuất hiện tại 192 xã của 57 huyện thuộc 18 tỉnh, thành phố. Tổng diện tích nuôi tôm bị bệnh 5.705 ha, bằng 63,6% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó 2.423 ha nuôi TTCT và 3.238 ha nuôi tôm sú. Và mặc dù dịch bệnh EMS diễn ra trên tôm tại nhiều địa phương hơn, nhưng diện tích bị bệnh chỉ bằng khoảng 1/5 so với năm trước. Tuy nhiên, bệnh đốm trắng lại tăng cả diện tích lẫn số địa phương có dịch.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này; trong đó phải kể quy hoạch chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu; nhiều địa phương còn bị động trong phòng chống dịch bệnh; ý thức người dân còn hạn chế... Và trong những nguyên nhân được khắc phục thì hiện nay hầu hết đều tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng con giống. Bởi quá trình quản lý, kiểm dịch tôm giống vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo giữa Chi cục Nuôi trồng thủy sản và Chi cục Thú y. Bên cạnh đó, hệ thống thú y thủy sản chưa đồng bộ, trang thiết bị trong phòng thí nghiệm phục vụ chẩn đoán bệnh còn thiếu.

Năm 2013, việc thương lái Trung Quốc tận thu tôm Việt Nam có đem lại lợi cho cả người nuôi và ngành tôm, nhưng thực tế thì “lợi bất cập hại”. Bởi trong thời gian dài, thương lái Trung Quốc mua tôm rất dễ dãi, không quan tâm nhiều đến chất lượng, nên nhiều nông dân vì lợi trước mắt đã không ngại sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi. Điều này sẽ gây ra những tác hại đáng kể, ảnh hưởng tới chất lượng, uy tín ngành tôm Việt Nam và người nuôi tôm cũng khó ngoại lệ, nếu Trung Quốc ngưng thu mua, mà điều này hoàn toàn có thể.

Cùng với đó, vừa qua, dư luận lại nóng lên vì vấn đề bơm tạp chất (agar) vào tôm nguyên liệu, để lại cũng đang là mối lo của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Theo ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, tình trạng bơm tạp chất vào tôm đã tới mức báo động. Nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, EU… đã phản ứng về vấn đề này, đã đến lúc chúng ta cần phải quyết liệt loại bỏ.

>> Giá tôm nguyên liệu tăng cao như vừa qua gây lo ngại về việc phá vỡ quy hoạch nuôi tôm trong nước, do diện tích nuôi đang tăng mạnh, nhất là với TTCT. Và trong bối cảnh có sự tăng chung toàn cầu thì tôm Việt Nam có thể sẽ bớt “ngọt” hơn, bởi nguồn cung dồi dào sẽ khiến giá tôm khó giữ được mức cao của năm 2013.

Thu Hồng 
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập559
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm553
  • Hôm nay22,116
  • Tháng hiện tại102,896
  • Tổng lượt truy cập88,781,230
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây