Học tập đạo đức HCM

Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, thể thao cơ sở, Kỳ 1: Khó xây dựng, hoàn thiện thiết chế!

Thứ ba - 27/08/2013 20:21
Thiết chế văn hóa, thể thao (VHTT) cơ sở là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thiết chế VHTT của tỉnh, là công cụ tuyên truyền, vận động sắc bén, sâu rộng của Đảng và Nhà nước. Các trung tâm VHTT cơ sở cũng chính là nơi hưởng thụ, sáng tạo, bảo tồn và phát huy truyền thống VHTT của tỉnh... Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện hệ thống thiết chế này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.

Khó khăn từ nguồn kinh phí…

Qua 25 năm thực hiện phong trào xây dựng làng, khối phố văn hóa, 13 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, hệ thống cơ sở vật chất và các hoạt động VHTT cơ sở đã tăng đáng kể, nhận thức của nhân dân về nhiệm vụ phát triển đời sống văn hóa cơ cở tăng cao.

Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, thể thao cơ sở
ĐVTN xã Thạch Vĩnh (Thạch Hà) tổ chức cho các cháu thiếu niên nhi đồng sinh hoạt hè trên địa bàn dân cư tại nhà văn hóa xã.

Thực tế cho thấy, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các hoạt động văn hóa mang lại hiệu quả rất lớn. Nơi nào thiết chế VHTT được đầu tư xây dựng và tổ chức hoạt động tốt thì nơi ấy đời sống văn hóa được phát triển rõ rệt. Theo đó, hệ thống chính trị được giữ vững, ANQP được đảm bảo, công tác an sinh xã hội được quan tâm, nền kinh tế địa phương có bước phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, những năm qua, việc đầu tư từ các nguồn ngân sách và huy động các nguồn xã hội hóa xây dựng thiết chế VHTT cơ sở chưa thật sự tương xứng và chưa đồng bộ.

Hiện nay, kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị và hoạt động VHTT cơ sở chủ yếu là do nhân dân đóng góp, có nơi chiếm từ 70-80%, trong khi cấp trên chỉ hỗ trợ trên dưới 20%. Việc xây dựng thiết chế văn hóa ở cấp xã, phường, thị trấn nhiều năm qua phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện của địa phương. Ngoài một vài xã có mức trích ngân sách cao như Thạch Châu (Lộc Hà), có năm lên tới 200 – 300 triệu đồng, còn lại các địa phương có nền kinh tế khá thì nằm ở mức 20-30 triệu đồng/năm, thậm chí những xã nghèo chỉ bố trí được 5-10 triệu đồng/năm. Bà Phan Thư Hiền – Phó Giám đốc Sở VH–TT&DL cho biết: “Mỗi năm chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở cũng chỉ hỗ trợ một số thiết bị cho các xã vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn và tổng kinh phí mỗi năm cũng chỉ ở mức trên dưới 1 tỷ đồng. So với nhu cầu thì con số ấy chỉ như muối bỏ bể nên hầu như các thôn, xóm đều phải tự vận động, mua sắm trang thiết bị bằng nguồn xã hội hóa”.

Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, thể thao cơ sở
Nhà văn hóa thôn Am Thủy, xã Sơn Thủy (Hương Sơn) được xây dựng theo quy chuẩn nhưng lại nằm xa khu dân cư.

Đến nay, ở cấp xã, phường, thị trấn có tới 127/198 nhà văn hóa chưa đủ âm thanh, ánh sáng, phông màn, bàn ghế, băng cờ khẩu hiệu. Còn ở cấp thôn xóm thì không có nhà văn hóa nào đủ các tiêu chí nêu trên, thậm chí có 879/ 2.178 nhà văn hóa chưa hề có bất kỳ thiết bị nào. Bên cạnh đó, ở cấp phường, xã, thị trấn, sân bóng đá đạt chuẩn chỉ mới chiếm 36% (sân bóng chuyền đạt 63%), còn ở cấp thôn, xóm, làng, bản, tổ dân phố thì sân bóng đá đạt chuẩn còn thấp hơn nhiều, với 29% (sân bóng chuyền 41,7%). Kinh phí hạn hẹn dẫn tới thực trạng phương tiện, trang thiết bị thiếu và lạc hậu, hoạt động không thường xuyên, định kỳ, thiếu sáng tạo, đổi mới, kém hiệu quả, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.

… đến công tác quy hoạch

Mặc dù đến nay, toàn tỉnh có 198 nhà văn hóa, 949 sân thể thao các loại cấp xã, phường, thị trấn và 2.178 nhà văn hóa, 4.288 sân thể thao các loại cấp thôn, làng, bản, tổ dân phố, tuy nhiên, hầu hết các nhà văn hóa đều có quy mô nhỏ, lạc hậu và xuống cấp trầm trọng. Quy mô xây dựng thiết chế VHTT xã, phường, thị trấn nhiều năm qua chủ yếu phụ thuộc vào các chương trình 135, CBPIP nên về kiểu mẫu không thống nhất, thiết kế không phù hợp với việc thực hiện các hoạt động VHTT. Hơn nữa, những nhà văn hóa hoặc nhà học tập cộng đồng này phần lớn không đảm bảo chất lượng, nhanh chóng xuống cấp. ở nhiều địa phương, nhà văn hóa đã tự chuyển đổi thành nhà trông trẻ, thậm chí thành kho chứa rơm rạ, đồ dùng cá nhân… Một số nơi mà chúng tôi khảo sát như Sơn Tiến, Sơn Hòa, Sơn Thủy (Hương Sơn), Tùng Lộc (Can Lộc)… khuôn viên nhà văn hóa và sân thể thao không có hàng rào nên trở thành nơi chăn thả trâu bò.

Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, thể thao cơ sở
Nhà văn hóa thôn Cao Sơn - xã Sơn Phúc (Hương Sơn) diện tích nhỏ hẹp, không có hàng rào nên dễ trở thành nơi… chăn bò.

Một thực tế khó khăn nữa trong giai đoạn hiện nay là thực hiện tiêu chí số 6 trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Theo đó, một môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh phải đảm bảo đạt các tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, như: 100% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt quy định của Bộ VH-TT&DL; xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ VH-TT&DL... Trong khi đó, ở cấp xã, phường, thị trấn trong tỉnh mới chỉ có 15 nhà văn hóa (chiếm 7,6%) và thôn, xóm, bản, tổ dân phố có 583 nhà văn hóa (26,8%) đạt tiêu chí.

Mặc dù hiện nay toàn tỉnh đã có 1.781 nhà văn hóa, 171 sân thể thao cấp xã, phường, thị trấn được quy hoạch theo tiêu chí xây dựng NTM. Tuy nhiên, ở rất nhiều địa phương, quỹ đất tại trung tâm xã đã hết nên muốn xây dựng thiết chế VHTT như quy hoạch thì tình trạng trung tâm VHTT nằm ở ngoài rìa, tách biệt với khu dân cư sẽ khá phổ biến. Ông Trần Hậu Sơn – Trưởng phòng VHTT huyện Thạch Hà cho biết: “Đến nay, địa phương đã có một số nhà văn hóa cấp xã được xây mới quy mô nhưng một số nơi đều phải quy hoạch xa dân cư như nhà văn hóa thôn Tiền Thượng, xã Thạch Lâm được đầu tư xây dựng khang trang với kinh phí gần 1 tỷ đồng nhưng lại hơi xa trung tâm dân cư. Điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến những hoạt động VHTT của thôn”. Thêm một thực tế nữa là rất nhiều thôn, xóm có tới 2 nhà văn hóa do thực hiện chủ trương sáp nhập nhưng không nhà nào đáp ứng tiêu chí xây dựng NTM. Trong khi đó, quỹ đất của xóm không còn nên dù đã có quy hoạch nhưng để hiện thực hóa quy hoạch là một chặng đường dài. (Xem tiếp Kỳ 2)

Anh Hoài
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: thiết chế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập292
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm284
  • Hôm nay36,402
  • Tháng hiện tại214,969
  • Tổng lượt truy cập90,278,362
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây