Học tập đạo đức HCM

Ngành hàng nông sản: Hệ lụy chính sách “rải mành mành”

Thứ ba - 26/05/2015 00:56
DĐDN đã có bài viết “Xuất khẩu vải tươi đi Mỹ, Australia: chờ cơ quan... quản lý”. Phản hồi về vấn đề này, GS TS Đỗ Năng Vịnh - Viện Di truyền Nông nghiệp, Bộ NN - PTNT cho biết: Với chính sách kiểu “rải mành mành” như hiện nay ngành hàng nông sản của Việt Nam không phát huy được tiềm năng vốn có.
Thực tế này cho thấy, chúng ta có sức mạnh, có lợi thế về ngành này, đáng buồn là chưa có đánh giá đúng về vai trò của nó. Vì chưa đánh giá hết vai trò nên thực tế chưa có chính sách phù hợp và xứng tầm, thậm chí có chính sách không thực hiện được. Bởi lẽ, trên thực tế, chính sách dành cho ngành hàng rau quả hiện nay không phải là không có. Năm 2008, Chính phủ đã có Quyết định 107/2008/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả và chè an toàn giai đoạn đến năm 2015. Và sau đó, Bộ NN-PTNT đã ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể cho quyết định này. Thế nhưng, thực trạng ngành rau quả hiện nay phát triển như thế nào so với mục tiêu của Quyết định 107 đã rất rõ.
Ở đây có 2 vấn đề khiến chúng ta không thể thực hiện đúng mục tiêu đặt ra. Thứ nhất là, chúng ta đưa ra một chính sách cho rau quả trong điều kiện nền sản xuất đang rất manh mún. Hiện tại, Việt Nam có hàng triệu hộ nông dân, nhưng mỗi hộ sản xuất trên một diện tích rất nhỏ chỉ khoảng vài chục đến vài trăm hecta. Vì thế, rất khó để kiểm soát, xác định quy trình theo VietGAP.
Thứ hai, thực tế, chúng ta đang có rất nhiều chính sách ủng hộ cho sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả thấp như: hỗ trợ giống, phân bón… cho hàng triệu hộ nông dân. Thừa nhận rằng, hỗ trợ đối với nông dân nghèo là tốt, nhưng nếu cùng một lúc ngân sách hỗ trợ cho hàng triệu hộ như vậy liệu có kham nổi?
Do đó, trước khi tính tới việc ra đời một chính sách tiếp theo cho ngành hàng rau quả để mặt hàng này có thểxuất khẩu vươn xa hơn, thì trước hết, phải đổi mới quyết liệt, tận gốc được vấn đề về phương thức sản xuất, ít nhất phải có HTX kiểu mới, tổ sản xuất kiểu mới kết hợp với DN. Thông qua đó, các HTX sẽ có hỗ trợ cả lúc sản xuất lẫn lúc tiêu thụ cho nông dân và đương nhiên các HTX sẽ là chỗ dựa tin cậy có tính chất ổn định cho người nông dân.
Đồng thời, Nhà nước phải khoanh vùng sản xuất, nghĩa là xác định mặt hàng chủ lực ở các địa bàn trọng điểm. Trên cơ sở đó, để có chính sách đầu tư tập trung tránh dàn trải như trước đây.  Chẳng hạn như, Lâm Đồng hiện có hơn 300 nghìn ha có độ cao trên 800 m, khí hậu mát mẻ quanh năm, hoàn toàn có thể là vùng sản xuất rau quả hàng đầu ASEAN, thậm chí mang tầm thế giới. Thế nhưng, chúng ta lại không có chính sách gì cho vùng trồng này, mà hầu hết chỉ do dân tự phát và doanh nghiệp nhỏ tự mày mò. Xác định được vùng trọng điểm mới có chính sách đầu tư cho hạ tầng được.
Đặc biệt, nghiên cứu thị trường đang là hạn chế hàng đầu không chỉ rau quả mà ngành hàng nào của nông nghiệp cũng đang vấp phải. Nông dân không thể làm thị trường, DN thì hầu hết đang nhỏ nên không thể gánh vác được. Vì vậy, vai trò của chính quyền, của các bộ, ngành rất quan trọng để phát triển kinh tế đối ngoại. Chúng ta đã thành công khi khơi thông được nhiều hiệp định thương mại quốc tế, nhưng để biến cái đó thành “tiền” thì điều dứt khoát là phải xác định được bạn hàng chiến lược, nước xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chúng ta xúc tiến thương mại với Mỹ, Nhật… nhưng không biết thị trường ấy ăn loại rau quả gì, ăn bao nhiêu, yêu cầu thế nào… là sai lầm nghiêm trọng.
Có thể nói, nhà nước không thể hỗ trợ nông dân bằng mệnh lệnh quy hoạch mà nông dân phải được hỗ trợ bằng thông tin trên cơ sở phân tích thị trường, kiến thức, kinh nghiệm.
GS TS Đỗ Năng Vịnh
theo dddn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập260
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm257
  • Hôm nay44,536
  • Tháng hiện tại824,253
  • Tổng lượt truy cập88,179,323
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây