Học tập đạo đức HCM

Nghề nuôi ếch: Hiệu quả nhưng chưa phát huy hết tiềm năng

Thứ tư - 06/03/2013 21:07
Ông Phan Văn Có có trại nuôi ếch rộng gần 300m2 với 10 năm kinh nghiệm ở ấp 2, xã Đạo Thạnh (TP.Mỹ Tho), đồng thời là Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) nuôi ếch xã Đạo Thạnh cho biết, trại nuôi ếch của ông chủ yếu sản xuất ếch giống, thỉnh thoảng mới nuôi ếch thịt.

Mang lại hiệu quả cao

Vụ ếch năm ngoái, trại ếch của ông cho 300 cặp ếch Thái Lan bố mẹ đẻ được hơn 10 thiên ếch giống (100.000 con), với giá bán tại trại 1.000-1.200 đồng/con, tính ra lợi nhuận thu được từ ếch giống đạt trên 100 triệu đồng. Chưa kể, hiện ông còn 5.000-6.000 con ếch giống đang nuôi vỗ để tuyển chọn ếch bố mẹ, chuẩn bị cho vụ sản xuất giống sắp tới và cung cấp ếch thịt cho thị trường.

Người cũng có thâm niên trong nghề nuôi ếch ở xã Đạo Thạnh là ông Lê Văn Mẹo ở ấp 4. Tuy nhiên, ông Mẹo chủ yếu nuôi ếch thịt, ít khi sản xuất ếch giống.

Ông Mẹo cho biết, hiện ếch thịt có giá 40.000 - 42.000 đồng/kg, trừ chi phí, trong 3 - 3,5 tháng nuôi, ông lời khoảng 10.000 đồng/kg; cá biệt, gần tới mùa mưa, giá ếch lên tới gần 90.000 đồng/kg. Nếu tính bình quân thì vào vụ thuận (tháng 3-7 âm lịch), cứ nuôi 1.000 ếch thịt sẽ có lãi khoảng 6 triệu đồng, còn vụ nghịch (tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 1 âm lịch năm sau) chỉ lời 1 triệu đồng.

“Vụ ếch thuận vừa rồi, tôi xuất bán được 4.000 con ếch thịt, thu lời 23 triệu đồng, cộng với việc sản xuất được hơn 30.000 con ếch giống, giá bán dao động 1.000-1.200 đồng/kg, tổng cộng vụ ếch năm ngoái, tôi thu lời gần 60 triệu đồng”, ông Mẹo nói.

Không chỉ ở Đạo Thạnh, nhiều hộ sản xuất ếch giống và nuôi ếch thịt ở các huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Cái Bè, Cai Lậy,… cũng thu lợi nhuận khá cao, từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy quy mô và kỹ thuật nuôi, góp phần nâng cao đời sống nông hộ, cải thiện bộ mặt kinh tế, xã hội ở nông thôn.

Làm giàu dễ mà khó

Mô hình nuôi ếch Thái Lan tính đến thời điểm hiện tại có thể nói là dễ làm, hiệu quả kinh tế khá cao, bởi chỉ cần diện tích khoảng vài chục mét vuông là có thể tiến hành nuôi ếch. Tuy nhiên, bên cạnh những hộ nuôi ếch mang lại hiệu quả thì vẫn có một số hộ thất bại.

Theo đại diện THT nuôi ếch xã Đạo Thạnh, khi mới thành lập, tổ có gần 20 hộ nuôi ếch thành viên, nhưng đã có 10 hộ nuôi ếch tạm ngưng hoạt động do sản xuất không hiệu quả. Phân tích nguyên nhân “bỏ nghề” sớm này, ông Có cho rằng do chủ quan, bởi nhiều người cho rằng, ếch dễ nuôi nên không chú ý chăm sóc, học hỏi kinh nghiệm.

Ban đầu, chưa có mầm bệnh nên ếch phát triển thuận lợi, đạt hiệu quả cao, nhưng từ vụ thứ 2 trở đi, ếch bắt đầu bị các loại dịch bệnh tấn công trong khi người nuôi không thường xuyên theo dõi tình hình, không nắm chắc kỹ thuật cơ bản dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao, thành ra người nuôi bị lỗ. Để nuôi ếch đạt hiệu quả, người chưa có kinh nghiệm chỉ nên nuôi dưới 3.000 con/vụ để tiện theo dõi, chăm sóc.

Chất lượng con giống không đảm bảo, con giống bị thoái hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại. Nhiều thương lái mua ếch thịt và cung cấp luôn cả ếch giống nhưng chỉ dùng chung một dụng cụ chứa đựng duy nhất, trong khi vào mùa nghịch, c hỉ bán ếch thịt khi có dấu hiệu bị bệnh dẫn đến ếch giống bị lây lan mầm bệnh, dẫn đến tình trạng chết hàng loạt trong quá trình nuôi. Cuối cùng là, giá thức ăn nuôi ếch liên tục tăng, dẫn đến giá thành sản xuất tăng, lợi nhuận của người nuôi ngày càng giảm.

Mặt khác, mô hình nuôi ếch vẫn chưa phát huy hết hiệu quả do chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về đối tượng này, kỹ thuật nuôi ếch của người dân chủ yếu là tự mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên chưa hoàn thiện.

Nhiều nông dân sản xuất ếch giống cho biết, vấn đề khó nhất hiện nay là làm sao cho ếch mẹ giữ được trứng sang tới mùa nghịch để cho đẻ ếch giống, nếu làm được, giá ếch có thể đạt trên 2.000 đồng/con (gấp đôi mùa thuận).

Theo thống kê, Tiền Giang hiện có trên 130 hộ theo nghề nuôi ếch Thái Lan (trong đó có 30 hộ có sản xuất ếch giống), tập trung ở TP. Mỹ Tho (31 hộ), Châu Thành (27 hộ), Cai Lậy (52 hộ) và Cái Bè (20 hộ). Ếch chủ yếu được nuôi trong các vèo giăng dưới ao với kích cỡ mỗi vèo khoảng 2x4m hoặc những bể bạt, bể xi măng có kích cỡ khoảng 4x 6m. Hàng năm, các hộ này cung cấp cho thị trường khoảng 150 tấn ếch thịt và 400.000 con ếch giống, đáp ứng nhu cầu nuôi của tỉnh.

Thành Công

(kinhtenonghton.com.vn)

 Tags: nuôi ếch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay26,658
  • Tháng hiện tại219,751
  • Tổng lượt truy cập92,597,415
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây