Học tập đạo đức HCM

Nguy cơ gà lậu “đè bẹp” ngành Chăn nuôi trong nước

Thứ bảy - 27/10/2012 20:02
Trong khi chăn nuôi trong nước đang “chết dở sống dở” thì tình hình nhập lậu gia cầm vào Việt Nam vẫn phức tạp, không chỉ gà đẻ thải loại, mà nhập lậu còn cả con giống gà, vịt, trứng giống và nội tạng gia súc và nhập lậu qua nhiều địa bàn giáp ranh giữa hai nước, trải dài từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, nhưng mạnh nhất là tại các cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh – Lạng Sơn và Móng Cái – Quảng Ninh.

Một cuộc họp gấp rút được tổ chức tại Bộ NN&PTNT ngày 26/10 đã bộc lộ rõ những bất cập cũng như yếu kém trong việc quản lý gia cầm nhập lậu qua biên giới.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), từ đầu năm đến nay, ngành Chăn nuôi gặp thách thức lớn, giá thức ăn chăn nuôi tăng từ 5-10%, nhưng giá thực phẩm lại giảm mạnh, giá lợn chỉ còn từ 43.000-44.000 đồng/kg, nông dân đang chịu lỗ từ 1.000-3.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp ở miền Bắc từ 29.000-30.000 đồng/kg, người chăn nuôi đang lỗ từ 2.000-4.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ sẽ không tăng nhiều, nên giá cả cũng khó nhích lên cao vì năm nay, do kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn mọi năm.

Trong khi chăn nuôi trong nước đang “chết dở sống dở” thì tình hình nhập lậu gia cầm vào Việt Nam vẫn phức tạp, không chỉ gà đẻ thải loại, mà nhập lậu còn cả con giống gà, vịt, trứng giống và nội tạng gia súc và nhập lậu qua nhiều địa bàn giáp ranh giữa hai nước, trải dài từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, nhưng mạnh nhất là tại các cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh – Lạng Sơn và Móng Cái – Quảng Ninh.

 

Gà thải từng được bán công khai khắp chợ Hà Vỹ, Hà Nội.

 

Theo ông Trọng, nguyên nhân của tình trạng nhập lậu gia cầm và nội tạng là do chênh lệch về giá cả, thậm chí, buôn bán gà thải có siêu lợi nhuận, nên các đối tượng ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi để đối phó. Giá gà đẻ thải loại ở Trung Quốc chỉ 15.000 đồng/kg, nhưng đưa về đến chợ Hà Vỹ (Thường Tín- Hà Nội) giá lên đến 65.000-70.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, trứng và nội tạng gia súc giá thường rất rẻ, được các thương lái đóng thùng đông lạnh và chuyển về nước, rồi đổ mối cho các quán ăn, chợ cóc. Cục Chăn nuôi ước tính, vào thời kỳ cao điểm, gà loại thải Trung Quốc nhập qua Quảng Ninh lên tới 100-200 tấn/ngày, qua Lạng Sơn 100 tấn/ngày. Như vậy bình quân mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ từ 70.000-100.000 tấn gà đẻ loại thải của Trung Quốc, chưa kể, khoảng 15-30 triệu con giống gia cầm thương phẩm.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần nhận định: “Chúng ta cứ nói virus cúm gia cầm biến đổi liên tục, khiến việc phòng chống kém hiệu quả. Nhưng sâu xa hơn, chính do chúng ta nhập lậu virus vào, nhập giống không kiểm soát được nên nhập luôn cả virus. Nếu không kiểm soát được gia cầm nhập lậu, ngành Chăn nuôi thậm chí không tồn tại được”.

Đại diện tỉnh Lạng Sơn, ông Nông Ngọc Tăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, trên địa bàn tỉnh, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng như Bộ đội Biên phòng, hải quan rất tốt, nhưng do biên giới dài, ngoài các cửa khẩu chính ngạch, tiểu ngạch, còn nhiều lối mòn. Vì vậy, việc kiểm tra, kiểm dịch rất khó thực hiện. Tuy nhiên, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhận định, cách làm của chúng ta hiện nay không hiệu quả, không chặt chẽ: “Không thể đổ thừa cho lực lượng mỏng, chỉ là có dám làm hay không mà thôi”.

Cũng theo ông Tần, ngay Ngân hàng Thế giới đã giúp chúng ta xây dựng chợ Hà Vỹ - chợ gia cầm lớn nhất Việt Nam để kiểm soát tốt dịch bệnh, nhưng sau khi đến kiểm tra, Ngân hàng Thế giới đã tuyên bố, nếu chúng ta không cải thiện tình trạng bán gà nhập lậu, gà thải loại, họ sẽ không bao giờ tài trợ cho ngành Chăn nuôi Việt Nam nữa
 

Theo cand.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Hôm nay11,919
  • Tháng hiện tại325,609
  • Tổng lượt truy cập90,389,002
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây