Ở nước ta việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn gặp không ít khó khăn dẫn đến nhiều hộ gia đình định cư lâu đời nhưng chưa được cấp giấy, đặc biệt là bà con nhân dân nghèo ở vùng sâu vùng xa.
Đến thời điểm này, không ít hộ gia đình vùng sâu vùng xa chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ảnh: ThienNhien.Net
Là một trong những tổ chức phi chính phủ hàng đầu quốc tế có mặt tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn, cứu trợ nhân đạo, trong tháng 5/2012 Oxfam đã hoàn thành nghiên cứu và công bố báo cáo: “ Tăng cường tiếng nói cộng đồng và sử dụng đúng đắn vấn để sử dụng đất và thay đổi quyền sử dụng đất ở miền Trung Việt Nam”.
Báo cáo nêu: Sử dụng tối ưu đất đai là điều quan trọng trong quá trình chuyển dịch kinh tế hướng tới xã hội hiện đại và thịnh vượng. Đất đai là một tài sản vô giá có thể giúp nông dân đảm bảo kế sinh nhai tốt hơn và cho họ nhiều cơ hội lựa chọn hơn bao gồm cả việc chuyển đổi sinh kế. Sự dịch chuyển này rất phức tạp và thường gây tranh cãi do liên quan đến lợi ích kinh tế và quyền lực.
Oxfam và các đối tác địa phương đã quan sát sự phát triển của một số doanh nghiệp nông lâm nghiệp ở một số vùng dự án. Ở đó sự phát triển này đã khiến nhiều nông dân quy mô nhỏ và cộng đồng giảm đáng kể chất lượng cuộc sống vì mất kế sinh nhai, thiếu cơ hội việc làm thay thế, môi trường bị ảnh hưởng, tiêu cực, đền bù không thỏa đáng, thiếu hoặc chậm trễ trong công tác tổ chức tái định cư và thiếu các chính sách giảm nhẹ thiệt hại khác.
Cụ thể Báo cáo đã nêu lên một số trường hợp điển hình về vấn đề sử dụng đất và thay đổi quyền sử dụng đất ở Quảng Trị, Quảng Bình và Nghệ An, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về những thay đổi quyền sử dụng đất có sổ đỏ hoặc không có sổ đỏ, đất nhận khoán từ nông lâm trường, đất làng xã, đất rừng…đều làm ảnh hưởng to lớn đến kế sinh nhai và cuộc sống ổn định của những hộ nông dân sản xuất nhỏ.
Để quá trình phát triển doanh nghiệp nông lâm nghiệp mang lại nhiều lợi ích, các nhà đầu tư cần đảm bảo nông dân được hưởng lợi từ việc thay đổi sử dụng đất. Vậy nên, cộng đồng cần phải có tiếng nói để đàm phán được các thỏa thuận công bằng hoặc có thể từ chối việc lấy đất. Nếu thiếu việc này thì mối đe dọa của “cưỡng chế thu hồi” đất sẽ tăng.
Theo quan điểm của Oxfam, cả hai hình thức: Canh tác nông nghiệp theo quy mô nhỏ và canh tác theo hướng quy mô công nghiệp đều cần thiết để tạo ra lương thực nuôi sống người dân và thúc đẩy phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo… Để làm được điều này cần đòi hỏi tăng cường đầu tư vào hạ tầng và dịch vụ khuyến nông, đòi hỏi tiếp cận tài nguyên thiên nhiên công bằng và hiệu quả hơn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố