Học tập đạo đức HCM

Nhân rộng điển hình xóa nghèo, làm giàu

Thứ ba - 03/12/2013 02:17
Phải chú trọng nhân rộng các điển hình tiên tiến trong xoá nghèo, làm giàu, xây dựng nông thôn mới là người dân tộc thiểu số. Như vậy Hội mới vững mạnh, tam nông mới phát triển...
Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Cúc - Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) huyện Phù Yên, Sơn La.

“Công lớn của cán bộ đấy”

Anh Hà Văn Dũng - ND sản xuất kinh doanh giỏi ở bản Lằn, xã Mường Do, tâm sự: “Nhà cửa khang trang, đủ tiện nghi sinh hoạt của gia đình tôi nhờ nhiều khoản thu từ sản xuất hàng hoá: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, trồng ngô, lúa, cây ăn quả... Thành công của tôi có công lớn của Hội ND đấy. Bình quân mỗi năm gia đình tôi thu trên 200 triệu đồng. Người dân tộc vùng cao chúng tôi không thông thạo tiếng phổ thông, ở xa trung tâm văn hoá... nên việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật sản xuất mới đã khó khăn, việc mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, làm theo cách mới, cách hiện đại lại càng khó hơn. Nếu không có cán bộ hội, cán bộ khuyến nông bám sát để động viên, hướng dẫn thường xuyên, liên tục thì không bỏ dở chừng cũng khó mà thành công. 

Phong trào nuôi cá (trong đó có cá tầm) ở huyện Phù Yên đã giúp nhiều hộ thoát nghèo.
Phong trào nuôi cá (trong đó có cá tầm) ở huyện Phù Yên đã giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Bà Cúc cho biết: Làm cán bộ Hội ND ở vùng cao phải dám hy sinh quyền lợi. Chỉ đơn giản việc đến với cơ sở đã có không ít khó khăn: Hầu hết cơ sở xã, bản đều ở cách xa trung tâm huyện tới hàng chục km, đi lại khó khăn, tốn xăng xe trong khi công tác phí rất hạn chế. Đến cơ sở, lại phải lo ăn, lo nghỉ nhờ. “Khi tuyên truyền vận động ND thành công còn đỡ, nếu thất bại hoặc thành công chưa cao chúng tôi phải tìm cách khác phù hợp hơn. Nhiều khi Hội phải phối hợp với nhiều đoàn thể, nhiều tổ chức để cùng vận động ND trong một hoạt động thì mới thành công” - bà Cúc chia sẻ. 

Dân tộc nào cũng có hộ sản xuất giỏi

Theo anh Hà Văn Dũng, có điển hình là người dân tộc thiểu số đã khó, việc duy trì được điển hình và nhân rộng ra nhiều hộ khác còn khó hơn nhiều. “Được tập huấn khuyến nông, được tham quan mô hình rồi nhưng không phải ai cũng có tiền để mua giống lúa, ngô mới, mua phân bón, mua máy sơ chế nông sản... Bà con lại hay quên cách làm, nếu không có người hướng dẫn thường xuyên là khó đến đích”. 

"Việc có nhiều điển hình ND giỏi người dân tộc thiểu số là thành công bền vững của công tác hội. Đây là mũi nhọn rất thuận lợi để nhân điển hình trong đồng bào dân tộc thiểu số vì bà con nói với nhau dễ hiểu hơn và ý thức ganh đua trong cộng đồng làng bản ấy cũng sát sao hơn”.
Ông Cầm Văn Thiết

Bà Cầm Thị Vượng ở bản Muống Thượng, xã Huy Tường cho hay, ở bản Muống Thượng này trước đây nhiều hộ nghèo đói lắm. Nhưng bằng cách làm “ai cố gắng được đến đâu thì phải cố gắng”, không nuôi được cả đàn lợn thì nuôi lấy 3-5 con nhưng theo phương pháp khoa học hơn; không có mấy ha đất để làm trang trại thì cũng trồng cái cây tốt, bán được giá... nên cuộc sống nhiều hộ đã đổi thay.

Ông Cầm Văn Thiết - Chủ tịch Hội ND huyện Phù Yên tâm sự: “ND các dân tộc Phù Yên có ý chí vươn lên. Nếu cán bộ hội năng động, dám nghĩ, dám làm, vì ND thì hoạt động hội sẽ rất hiệu quả. Thực tế Phù Yên đã có hơn 3.000 hộ ND SXKD giỏi, trong đó 32 hộ đạt cấp trung ương, 638 hộ giỏi cấp tỉnh. Đã có gần 1.200 hộ SXKD giỏi là người dân tộc Mường, 824 hộ người Thái, gần 400 hộ người Mông...
Kiều Thiện
Nguồn danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập487
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm485
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại841,850
  • Tổng lượt truy cập92,015,579
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây