Học tập đạo đức HCM

Nhìn lại vụ hè thu 2014: Lượng, chất bất đồng hành!

Thứ hai - 06/10/2014 03:19
Dù nắng hạn, đồng ruộng nứt “chân chim”, dịch sâu cuốn lá hoành hành nhưng vụ hè thu 2014 vừa qua ở Hà Tĩnh vẫn được đánh giá là mùa sản xuất khá thuận. Phần lớn diện tích “chạy” nhanh hơn mưa bão, năng suất trung bình cao và khá đồng đều giữa các vùng, miền. Dù vậy, trên thực tế vẫn tồn tại một khoảng trống lớn về câu chuyện tuân thủ quy trình và cơ cấu giống sản xuất…

Năng suất đạt “đỉnh”

Sản xuất hè thu trong 2 năm gần đây không chỉ hướng tới sự “chắc ăn” trước diễn biến bất thường của thời tiết mà còn liên tục “ghi điểm” ở tiêu chí năng suất. Năm 2013, năng suất lúa hè thu trung bình toàn tỉnh đạt 41,63 tạ/ha, năm 2014, con số này đã đạt mốc 44,04 tạ/ha. Ngay cả những vùng khó khăn như Hương Sơn, Nghi Xuân, Hương Khê, Vũ Quang cũng tăng trung bình 3-10 tạ/ha. Ở các huyện lúa: Cẩm Xuyên (51,3 tạ/ha), Can Lộc (46 tạ/ha), Đức Thọ (45,5 tạ/ha) thì một số vùng thâm canh, kết quả thậm chí ngang ngửa vụ xuân khi chạm ngưỡng 55-56 tạ/ha.

Nhìn lại vụ hè thu 2014: Lượng, chất bất đồng hành!

Năng suất lúa hè thu 2014 đạt cao và khá đồng đều giữa các địa phương.

Vụ hè thu 2014, ông Nguyễn Văn Tân (Xuân Lộc, Can Lộc) làm hơn 2 mẫu ruộng và không ngờ lại bội thu như thế. Ông Tân cho biết: “Đầu vụ khó khăn, thế nhưng, càng về cuối, lúa càng đều, chắc bông. Mùa này, nhà tôi thu về 5 tấn lúa (2,5 tạ/sào)”. Có tận mắt chứng kiến mới thấy hết niềm vui được mùa của bà con nông dân Cẩm Bình (Cẩm Xuyên).

Ông Nguyễn Xuân Tòng (thôn Tân An) phấn khởi: “Làm nông hàng chục năm nay, chưa bao giờ tôi thấy hè thu được mùa như năm nay. Giống đại trà khoảng 2,8-3 tạ/sào, còn loại chất lượng thì năng suất đạt ngang vụ xuân. Nhiều nhà không có chỗ phơi, phải kêu thương lái bán lúa tươi”.

Kết quả này không phải là hiếm ở huyện Cẩm Xuyên, đó cũng là lý do khiến vựa lúa này đứng nhất tỉnh về năng suất lúa hè thu 2014 với 51,3 tạ/ha. Việc sử dụng đồng nhất một trà giống ngắn ngày đã giúp huyện luôn giữ được phong độ về năng suất và chất lượng sản phẩm. Vào ngày thu hoạch, những chiếc máy hiện đại băng băng từ thửa ruộng này nối tiếp thửa khác như không còn ranh giới...

Thiếu giống chất lượng, thừa giống ngoài cơ cấu

Sau sự cố giống kém chất lượng VTNA-2 (chiếm gần 20% diện tích gieo cấy toàn tỉnh) trong vụ hè thu 2014, nhóm giống chủ lực còn lại là HT1, N98, TH3-3, KD 18, XM 12, KD ĐB; ở các trà chạy lụt, vùng trũng bố trí PC6, P6 đột biến; vùng thâm canh truyền thống cơ cấu giống nhị ưu 838. Thực tế sản xuất, theo thống kê của ngành chuyên môn thì việc tuân thủ này chỉ đạt trên 70% diện tích, toàn tỉnh còn khoảng 10.000 ha sử dụng giống ngoài cơ cấu (20%).

Được biết, hồi đầu vụ, ngành chuyên môn “toát mồ hôi” chạy đuổi để xử lý một số công ty cố tình… đi thẳng đưa giống xuống địa phương mà không đăng ký qua Sở NN&PTNT. Doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận đã đành, nhiều địa phương vì lợi trước mắt mà vô tình “nối giáo cho giặc”, làm đồng ruộng bị xé lẻ, nếu giống có vấn đề về phẩm cấp lại đe dọa đến an ninh lương thực của bà con nông dân.

Lâu nay, bà con vẫn quan niệm, vụ sản xuất hè thu là mùa hàng hóa. Thế nhưng, theo thống kê của ngành chuyên môn, vụ hè thu năm nay, tỷ lệ giống chất lượng vẫn khiêm tốn, chiếm chưa đến 21% trong tổng diện tích trên 42.000 ha. Dòng chất lượng là HT1, PC6, nếp các loại thì cũng đã tồn tại nhiều năm, thậm chí là gần 1 thập kỷ. Những sản phẩm chất lượng cao, hướng đến thị trường “khó tính” vẫn là điều khá xa vời với sản xuất lúa gạo Hà Tĩnh, dù sản lượng lương thực đạt được khá cao.

Nguyễn Oanh
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập394
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm387
  • Hôm nay48,214
  • Tháng hiện tại823,492
  • Tổng lượt truy cập91,997,221
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây