Học tập đạo đức HCM

Những mảnh ruộng “mồ côi”

Thứ hai - 05/08/2013 09:30
Câu nói “tấc đất, tấc vàng” dường như không còn nguyên giá trị khi đây đó đã có những người nông dân bỏ ruộng. Nhưng việc đem màu hạnh phúc bội thu trở lại cho những mảnh ruộng “mồ côi” là điều không thể trong ngày một, ngày hai…
Vào giữa tháng 5 vừa qua, dư luận xôn xao về việc người dân xã Lam Sơn, huyện Thanh Miện (Hải Dương) nằng nặc xin trả lại ruộng phân theo khẩu của mỗi nhà dù ruộng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hẳn hoi. Lý do là đất ruộng làm ăn không hiệu quả, thậm chí bị lỗ.

“Tâm thư” nối dài

Tiếp theo đó, nhiều nơi như Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh… cũng có hiện tượng tương tự. Có những thửa ruộng dân bỏ không hoặc làm đơn xin trả lại ruộng.

Gần đây, nông dân Huỳnh Văn Sơn ở tỉnh Long An viết về những khó khăn mà người trồng lúa như anh đang gặp phải và kiến nghị với Bộ trưởng Bộ NNPTNT về “lối ra” cho người trồng lúa hiện nay.

Anh Sơn tâm sự: “Những vụ lúa trong 1 năm trở lại đây giá cả hết sức bấp bênh, càng làm càng lỗ. Tôi vừa chứng kiến cảnh vợ chồng người bạn ngồi trên bờ ruộng, chồng cân lúa, vợ ngồi ghi mà nước mắt chảy dài dù trúng mùa, năng suất đạt tới 8 tấn/ha. Hỏi chuyện thì họ nói không đủ tiền trả nợ ngân hàng do giá lúa quá thấp. Nghe xong tôi cũng muốn khóc theo vì thấy giống cảnh nhà mình quá. Thế nên tối đó tôi quyết tâm ngồi xuống bàn viết thư gởi Bộ trưởng…”

Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT, anh Huỳnh Văn Sơn cũng nói về những “lối ra” dưới góc độ người sản xuất, người một nắng hai sương với cây lúa. Đó là việc hạn chế sự bất cập trong chi phí đầu vào và bấp bênh đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Tất cả những ý kiến của người nông dân vùng Đồng Tháp Mười đã 24 năm gắn bó với đồng ruộng này chứng tỏ một điều anh vẫn thiết tha với nghề nhưng cũng... hoang mang khi đồng ruộng khó nuôi nổi gia đình mình.

Hiện tượng nông dân bỏ đất dường như chưa có dấu hiệu chấm dứt dù chưa thành một phong trào, nhưng việc những người nông dân cả đời bám đất, dồn công, dồn của chăm bẵm từng thửa ruộng không quản nắng mưa nay bỗng “dứt ruột” bỏ ruộng không thể là điều bình thường. Và liệu những bức tâm thư như của nông dân Sơn có nhiều lên như chồng đơn xin trả ruộng của nông dân miền Bắc?

Thực tế luôn đi trước chính sách

Theo ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NNPTNT), hiện tượng bỏ hoang đất nông nghiệp đã xuất hiện lác đác từ năm 2011 ở một số địa phương như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh… nơi có nhiều khu công nghiệp nằm xen kẽ ở những vùng đất nông nghiệp.

Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay người dân bỏ ruộng ngày càng nhiều hơn, đặc biệt ở Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa… bình quân khoảng 100ha/tỉnh. Một trong những nguyên nhân được nhắc đến nhiều là làm ruộng không giúp nông dân... giàu được.

Theo ông Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNTChủ tịch Tổng hội NNPTNT Việt Nam, cho đến giờ, chúng ta chưa kiểm soát được giá đầu vào của sản xuất, chưa kể các vấn đề về chất lượng. Trong khi đó, những hàng rào kỹ thuật, những khâu kiểm soát khác trên thị trường cũng chưa làm đến nơi đến chốn, khiến nông dân thực sự thiệt thòi.

Ông Hùng cũng chia sẻ: “Một thực tế tôi theo dõi trong nhiều năm nay là ruộng đồng luôn đi trước lý luận, cơ chế, chính sách. Ngay tổ hợp tác cũng là đòi hỏi trực tiếp từ nông dân. Vì vậy, có những việc mình phải nhìn từ thực tiễn và đặt đầu bài cho nông dân”.

Theo cập nhật của Cục Kinh tế hợp tác, Bộ NNPTNT, riêng ở Đồng bằng Sông Hồng đã có tới 6 tỉnh có hiện tượng dân bỏ ruộng, làm đơn trả lại ruộng và tổng số ruộng đất bị bỏ hoang này đã lên tới khoảng 1.000 ha.

Nhìn trước được những hệ lụy sẽ xảy ra sau một loạt hiện tượng nông dân bỏ ruộng, Bộ NNPTNT đã yêu cầu các địa phương báo cáo, thống kê chi tiết về tình hình này. Hạn chót của những báo cáo này là 10/8, tuy nhiên những lý do khiến nông dân bỏ ruộng đang dần được hé lộ…

Đỗ Hương
Theo: chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập520
  • Hôm nay75,941
  • Tháng hiện tại735,268
  • Tổng lượt truy cập93,112,932
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây